Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định hiện hành

Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Quý ban biên tập, tôi là Nguyễn Khánh Chương, hiện là công chức đang làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước, đang tìm hiểu quy định của pháp luật về quỹ tín dụng nhân dân, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau: Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 46 Thông tư 04/2015/TT-NHNN Quy định về quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:

 1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân chưa đảm bảo các quy định về địa bàn hoạt động, tỷ lệ góp vốn của một thành viên, thành viên đăng ký thường trú ngoài địa bàn, tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên tại Thông tư này phải xây dựng các phương án xử lý và chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý để tuân thủ đúng quy định

2. Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 47, các Điều 48, 49 và 50 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc gửi cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính. Trong thời hạn tối đa 60 ngày sau thời hạn xử lý tối đa tại khoản 2 Điều 47, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý quy định tại khoản 3 Điều 47 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc gửi cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.

Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nếu chưa đạt yêu cầu.

Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án xử lý, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, quỹ tín dụng nhân dân phải hoàn thiện, gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý đã được sửa đổi, bổ sung cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý (bao gồm cả trường hợp sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản phê duyệt phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân.

3. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm bổ sung các biện pháp xử lý nêu tại khoản 2 Điều này và tiến độ thực hiện vào nội dung phương án tái cơ cấu, tổ chức, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân để triển khai đồng bộ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.

4. Định kỳ hằng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện phương án xử lý đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng phê duyệt, gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN.

Trân trọng!

Quỹ tín dụng nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Quỹ tín dụng nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Mức vốn pháp định của Quỹ tín dụng nhân dân hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân có bắt buộc phải có trình độ đại học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ vốn góp của thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo Thông tư 29?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân phải có bao nhiêu thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại hội thành viên bất thường quỹ tín dụng nhân dân được triệu tập trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả từ ngày 12/08/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân có thông tin gian lận thì có bị thu hồi giấy phép không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quỹ tín dụng nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
192 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quỹ tín dụng nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ tín dụng nhân dân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Cập nhật văn bản hướng dẫn về Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào