Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ gồm những gì?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm về hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, để được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!   Minh Tú (tu***@gmail.com)

Ngày 11/12/2014, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 35/2014/TT-BKHCN về giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thực hiện giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ và áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Theo đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BKHCN. Cụ thể như sau:

1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ:

a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Cũng theo quy định này, người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ:

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Ngoài các quy định trên, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc, năng lượng nguyên tử phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học thuộc các ngành sau:

- Ngành kỹ thuật đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc;

- Một trong các ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 35/2014/TT-BKHCN.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
202 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào