Các trường hợp giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng NSNN
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ thì các trường hợp giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau:
- Việc giao toàn bộ quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được thực hiện theo thỏa thuận giữa đại diện chủ sở hữu nhà nước và tổ chức chủ trì hoặc khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Tổ chức chủ trì có khả năng ứng dụng hoặc thương mại hóa toàn bộ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
+ Tổ chức chủ trì có khả năng ứng dụng hoặc thương mại hóa một phần đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không thể phân chia thành từng phần độc lập để ứng dụng hoặc thương mại hóa.
- Việc giao một phần quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được thực hiện theo thỏa thuận giữa đại diện chủ sở hữu nhà nước và tổ chức chủ trì hoặc khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Tổ chức chủ trì chỉ có khả năng ứng dụng hoặc thương mại hóa một phần kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể được phân chia thành từng phần để ứng dụng hoặc thương mại hóa;
+ Có thỏa thuận hoặc quy định của tổ chức chủ trì về việc phân chia quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với tổ chức, cá nhân khác được đại diện chủ sở hữu nhà nước công nhận.
- Đại diện chủ sở hữu nhà nước có thể ủy quyền cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần kết quả đã đạt được trước khi đánh giá nghiệm thu nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
- Việc giao toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho tổ chức chủ trì hoặc tổ chức khác theo quy định tại Khoản 5 Điều 41 của Luật khoa học và công nghệ được thực hiện theo thỏa thuận giữa đại diện chủ sở hữu nhà nước và tổ chức đó, trừ trường hợp kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc phòng, an ninh. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì việc giao quyền sử dụng được thực hiện khi kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cần được ứng dụng rộng rãi để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.
- Đại diện chủ sở hữu nhà nước sau khi chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và yêu cầu tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng báo cáo đánh giá hiệu quả việc sử dụng kết quả đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 08/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?