Việc điều chỉnh dự án đầu tư công trình xây dựng trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào?
Việc điều chỉnh dự án đầu tư công trình xây dựng trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:
1. Điều chỉnh dự án đầu tư
a) Điều kiện điều chỉnh dự án
Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 của Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Điều 14 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Xây dựng; Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Cụ thể điều kiện điều chỉnh dự án:
- Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
- Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
- Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án;
- Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
b) Thẩm quyền điều chỉnh dự án
Khi dự án đảm bảo điều kiện được điều chỉnh theo quy định nêu trên, chủ đầu tư báo cáo BHXH Việt Nam bằng văn bản những nội dung điều chỉnh dự án và chỉ được thực hiện điều chỉnh khi BHXH Việt Nam có ý kiến bằng văn bản về những nội dung điều chỉnh, thì thẩm quyền điều chỉnh như sau:
- Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô (công suất thiết kế, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình chính, công trình phụ và các công trình khác), mục tiêu đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép điều chỉnh dự án (hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật). Sau khi điều chỉnh, chủ đầu tư phải gửi Quyết định phê duyệt điều chỉnh về BHXH Việt Nam để theo dõi, quản lý, kiểm tra, theo dõi và cấp phát vốn đầu tư. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trường hợp điều chỉnh dự án về tổng mức đầu tư không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt và không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.
Trường hợp khi thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư, kể cả sử dụng chi phí dự phòng để điều chỉnh mà không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định việc điều chỉnh.
- Khi điều chỉnh dự án (hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) làm thay đổi thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công) về kiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thực hiện vệc điều chỉnh dự án đầu tư công trình xây dựng trong hệ thống Bảo hiểm xã hội theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì? Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
- Ngày 25 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương vào ngày này không?