Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ thì trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài được lập thành 02 (hai) bộ và gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp cho tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện, chi nhánh đặt trụ sở;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản để tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
- Trong quá trình xem xét hồ sơ xin cấp Giấy phép, nếu xét thấy cần thiết, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập;
- Trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền yêu cầu tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài xuất trình các tài liệu liên quan để chứng minh nêu trong hồ sơ có thông tin cần làm rõ;
- Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài và nêu rõ lý do.
Ngoài ra, trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan cấp giấy chứng nhận, giấy phép có quyền:
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình để làm rõ các nội dung liên quan tới hồ sơ;
+ Gửi văn bản xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với các ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động mà pháp luật có quy định điều kiện;
+ Lấy ý kiến chuyên gia hoặc thành lập Hội đồng tư vấn để xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức, cá nhân.
Thành phần của Hội đồng bao gồm nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia pháp lý có trình độ và uy tín trong các lĩnh vực liên quan.
- Đối với tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ có quy định riêng về điều kiện thành lập và hoạt động, Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Khoa học và Công nghệ) có trách nhiệm gửi văn bản xin ý kiến các cơ quan, đơn vị được giao quản lý nhà nước về lĩnh vực đó, trừ trường hợp đã xin ý kiến khi thẩm định thành lập.
Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 08/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính thức Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 Nhà nước của cán bộ công chức viên chức, người lao động từ ngày nào đến ngày nào?
- 1 ha đất bằng bao nhiêu m2? Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung nào?
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?