Đơn giản hóa thủ tục thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư được quy định tại Mục I Phần 1 Phương án đơn giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngân hàng phát triển Việt Nam do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2010 như sau:
1. Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (áp dụng cho cả các quỹ quay vòng): Thẩm định dự án nhóm A\thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc NHPT\trường hợp thẩm định lần đầu - B-NPT-097918-TT
2. Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (áp dụng cho cả các quỹ quay vòng): Thẩm định dự án nhóm B và nhóm C\thuộc thẩm quyền Tổng Giám đốc NHPT\Trường hợp thẩm định lần đầu - B-NPT-097925-TT
3. Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (áp dụng cho cả các quỹ quay vòng): Thẩm định dự án nhóm B và nhóm C\thuộc thẩm quyền Giám đốc Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT/trường hợp thẩm định lần đầu - B-NPT-097936-TT
a) Thành phần hồ sơ:
- Bỏ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, bao gồm các tài liệu sau:
+ Kết quả thẩm định dự án.
+ Đối với dự án chưa triển khai thực hiện đầu tư: Giấy phép khai thác và sử dụng nguồn nước (đối với dự án thủy điện).
+ Đối với dự án đang được triển khai thực hiện đầu tư (đã có Quyết định đầu tư): Giấy phép khai thác nước mặt (đối với dự án thủy điện).
+ Giấy phép thăm dò khoáng sản.
- Bỏ Quyết định thành lập doanh nghiệp đối với Chủ đầu tư được thành lập theo Luật doanh nghiệp Nhà nước.
- Bỏ các quy định phải nộp:
+ Văn bản về các nội dung khác có liên quan đến dự án.
+ Văn bản khác do chủ đầu tư gửi kèm liên quan đến đầu tư dự án.
+ Văn bản về các nội dung khác có liên quan đến quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án.
+ Các tài liệu liên quan khác do chủ đầu tư gửi kèm theo (nếu có).
- Thay thế “Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp” bằng "Văn bản của cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp quy định về: chấp thuận đầu tư dự án; quyền hạn, trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật trong giao dịch với Ngân hàng Phát triển Việt Nam”.
b) Sửa đổi:
- Sửa tên Văn bản đề nghị thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay thành Giấy đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- Sửa Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (nếu có) thành Ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc đối tượng phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 2, Điều 1 của Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009.
- Sửa Quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực tiếp Trung ương, hợp đồng cho thuê đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có) thành Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hợp đồng cho thuê đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
- Sửa Báo cáo về quan hệ tín dụng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức cho vay khác của chủ đầu tư, của Người đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn đến thời điểm gần nhất thành Bảng kê danh mục về tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác.
- Sửa Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng thành Văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
c) Quy định rõ nội dung các tài liệu:
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay bao gồm:
+ Chứng thư định giá hoặc biên bản thỏa thuận giữa các bên về xác định giá trị tài sản bảo đảm.
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, quản lý tài sản bảo đảm.
+ Hợp đồng bảo hiểm của tài sản (nếu có).
+ Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có) (Đối với bên bảo đảm là người thứ ba).
+ Văn bản của cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật trong giao dịch với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Đối với bên bảo đảm là người thứ ba).
d) Quy định hình thức pháp lý của các tài liệu:
- Giấy đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước – bản chính.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư hoặc thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình – bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư: đối với nhà đầu tư trong nước làm chủ đầu tư dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên phải có Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, bao gồm các tài liệu sau:
+ Ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc đối tượng phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 2, Điều 1 của Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
+ Kết quả thẩm định tổng mức đầu tư (nếu có) – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
+ Thỏa thuận của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW về địa điểm xây dựng dự án, hợp đồng thuê đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có) – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
- Đối với dự án đang được triển khai thực hiện đầu tư (đã có quyết định đầu tư):
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư – bản chính.
+ Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án – bản chính.
+ Giấy phép xây dựng công trình – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
- Báo cáo về năng lực của Chủ đầu tư – bản chính.
- Văn bản của cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp quy định về: chấp thuận đầu tư dự án; quyền hạn, trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật trong giao dịch với Ngân hàng Phát triển Việt Nam – bản chính.
- Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm liền kề - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
Trường hợp báo cáo tài chính của chủ đầu tư phải kiểm toán bắt buộc theo quy định và báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thì phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán kèm theo kết luận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
- Đối với chủ đầu tư là đơn vị mới thành lập:
Nghị quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu vốn (đối với công ty TNHH một thành viên), Nghị quyết Đại hội xã viên (đối với HTX) về việc góp vốn đầu tư xây dựng dự án, phương án góp vốn phù hợp với nghị quyết được thông qua – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay:
+ Chứng thư định giá hoặc biên bản thỏa thuận giữa các bên về xác định giá trị tài sản bảo đảm – bản chính.
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, quản lý tài sản bảo đảm – bản chính.
+ Hợp đồng bảo hiểm của tài sản (nếu có) – bản chính.
+ Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có) (đối với bên bảo đảm là người thứ ba) – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
+ Văn bản của cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật trong giao dịch với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (đối với bên bảo đảm là người thứ ba) – bản chính.
đ) Các tài liệu yêu cầu khách hàng nộp trước khi thực hiện Ký kết hợp đồng tín dụng:
+ Giấy phép khai thác và sử dụng nguồn nước (đối với dự án cấp nước) – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
+ Giấy phép khai thác khoáng sản (đối với dự án khai thác sử dụng khoáng sản xi măng, quặng, vật liệu xây dựng …) – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
+ Giấy phép khai thác và sử dụng tài nguyên – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
+ Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc); Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã (đối với Hợp tác xã); Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW hoặc hợp đồng cho thuê đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có) – bản chính.
+ “Văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật bảo vệ môi trường” thay cho “Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án”.
+ “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của dự án” thay cho “Báo cáo thẩm duyệt về phương án phòng chống cháy nổ của dự án”.
e) Mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Sửa tên Mẫu số MS01/TĐDA “Văn bản đề nghị thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay” thành “Giấy đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước”.
- Sửa đổi Mẫu số MS03/TĐDA “Phiếu giao nhận hồ sơ” thành “Bảng kê danh mục giao nhận hồ sơ”.
- Mẫu số MS02/TĐDA “Báo cáo về năng lực chủ đầu tư”:
+ Sửa nội dung điểm 2a: bỏ cụm từ “Các hợp đồng kinh tế và”.
+ Bỏ điểm 3 “Quan hệ tín dụng với NHPT”.
g) Sửa 4 điều kiện thành 2 điều kiện:
- Điều kiện về dự án: được lập theo đúng quy định pháp luật, đúng đối tượng, có hiệu quả, có khả năng trả nợ.
- Điều kiện về chủ đầu tư: có năng lực pháp luật, tài chính, quản lý thực hiện dự án; sử dụng vốn vay đúng mục đích; hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn; thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định.
4. Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (áp dụng cho cả các quỹ quay vòng): Thẩm định dự án nhóm A\thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc NHPT\trường hợp thẩm định lại (trường hợp dự án có thay đổi về quy mô, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư) - B-NPT-097920-TT
5. Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (áp dụng cho cả các quỹ quay vòng): Thẩm định dự án nhóm B và nhóm C\thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc NHPT\trường hợp thẩm định lại (trường hợp dự án có thay đổi về quy mô, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư) - B-NPT-097943-TT
6. Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (áp dụng cho cả các quỹ quay vòng): Thẩm định dự án nhóm B và nhóm C\thuộc thẩm quyền Giám đốc Sở giao dịch hoặc Chi nhánh NHPT\trường hợp thẩm định lại - B-NPT-097941-TT
a) Thành phần hồ sơ:
- Trong Hồ sơ dự án: bỏ các văn bản, hồ sơ khác có liên quan đến sự thay đổi của dự án so với dự án đã được phê duyệt lần đầu.
- Trong Hồ sơ chủ đầu tư: bỏ các văn bản, tài liệu khác liên quan đến những thay đổi của chủ đầu tư so với hồ sơ gửi thẩm định ban đầu.
b) Tài liệu sửa đổi:
Sửa Văn bản đề nghị thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay thành Giấy đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
c) Quy định hình thức pháp lý của các tài liệu:
- Giấy đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước – bản chính.
- Quyết định điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có) – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
- Báo cáo tài chính trong 2 năm liền kề với thời điểm chủ đầu tư đề nghị thẩm định lại dự án - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.
- Báo cáo về năng lực chủ đầu tư – bản chính.
d) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Áp dụng nội dung đơn giản hóa như điểm e) khoản 1, 2, 3 mục I phần I của phương án này.
đ) Yêu cầu, điều kiện:
Áp dụng nội dung đơn giản hóa như điểm g) khoản 1, 2, 3 mục I phần I của phương án này.
Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2010.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?