Gửi xe bị mất bồi thường ra sao?
Theo thông tin anh cung cấp thì giữa anh và cửa hàng đã hình thành hợp đồng gửi giữ bằng miệng nên anh được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (điều 561, điều 562 Bộ luật dân sự). Mặc dù người bảo vệ không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với chủ cửa hàng, nhưng việc người này hưởng lương 2,2 triệu đồng/tháng là có căn cứ để khẳng định giữa người bảo vệ và chủ cửa hàng đã hình thành hợp đồng lao động bằng miệng.
Trong trường hợp của anh, chủ cửa hàng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh vì việc mất xe trên là do lỗi của người bảo vệ (điều 622 Bộ luật dân sự).
Về số tiền bồi thường, xin trả lời anh như sau: mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận. Nếu thỏa thuận không thành, anh có thể khởi kiện lên tòa án cấp quận huyện nơi anh cư trú hoặc nơi xảy ra sự kiện mất xe (điều 35 và điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự). Khi giải quyết sự việc, tòa án sẽ thành lập hội đồng khảo giá để xác định giá trị chiếc xe tại thời điểm bị mất.
Dựa vào kết quả này, tòa án sẽ yêu cầu chủ cửa hàng bồi thường phù hợp với giá trị thực tế của chiếc xe đã bị mất. Nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu (điều 605 Bộ luật dân sự). Vì vậy, chủ cửa hàng chỉ đồng ý bồi thường cho anh 50% giá trị chiếc xe bị mất dựa trên hóa đơn mua xe là không có căn cứ pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
- 06 điều cần lưu ý về cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54?
- Cách viết thư UPU lần thứ 54: Bức thư gửi loài người từ đại dương hay, ý nghĩa nhất?