Quy trình bổ nhiệm chức danh Đội trưởng, Phó Đội trưởng ở Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố đối với nguồn nhân sự ngoài Chi cục Thuế nhưng trong cùng Cục Thuế
Quy trình bổ nhiệm chức danh Đội trưởng, Phó Đội trưởng ở Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố đối với nguồn nhân sự ngoài Chi cục Thuế nhưng trong cùng Cục Thuế được quy định tại Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 2 Quy định về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh đội trưởng, phó đối trưởng ở Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế các tỉnh, thành phố do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2219/QĐ-TCT năm 2015 như sau:
2.2.1. Bước 1: Xác định nhu cầu và phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm
a) Đối với nhân sự do Chi cục Thuế đề xuất:
- Căn cứ nhu cầu bổ sung công chức lãnh đạo; sau khi đánh giá nguồn nhân sự được lãnh đạo Chi cục Thuế nghiên cứu giới thiệu (nhân sự giới thiệu phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn của chức danh lãnh đạo theo quy định hiện hành và đang được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch chức danh tương đương hoặc cao hơn), Chi cục trưởng Chi cục Thuế tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Chi cục để thông qua chủ trương điều động và bổ nhiệm. Nhân sự giới thiệu bổ nhiệm phải được trên 50% lãnh đạo Chi cục tham dự họp đồng ý.
- Căn cứ kết quả họp, Chi cục có văn bản báo cáo Cục (qua Phòng Tổ chức cán bộ). Hồ sơ gửi Cục Thuế gồm:
+ Tờ trình đề xuất chủ trương điều động và bổ nhiệm.
+ Biên bản Họp tập thể lãnh đạo đơn vị.
+ Sơ yếu lý lịch (Mẫu 2c-BNV/2008, có ảnh)
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo (có chứng thực).
- Căn cứ Tờ trình của Chi cục, Phòng Tổ chức cán bộ trình lãnh đạo Cục (Phó Cục trưởng phụ trách đơn vị dự kiến bổ nhiệm - nếu có, Phó Cục trưởng phụ trách tổ chức cán bộ - nếu có, Cục trưởng) để xin ý kiến, phê duyệt chủ trương điều động và bổ nhiệm.
b) Đối với nhân sự do Cục Thuế giới thiệu:
- Căn cứ yêu cầu bổ sung lãnh đạo cấp Đội cho Chi cục Thuế và nguồn nhân sự trong quy hoạch chức danh tương đương hoặc cao hơn, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, Phòng Tổ chức cán bộ đề xuất phương án (có nhận xét, đánh giá về quá trình công tác, năng lực, phẩm chất, việc đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn của công chức giới thiệu) và trình lãnh đạo Cục (Phó Cục trưởng phụ trách đơn vị dự kiến bổ nhiệm, Phó Cục trưởng phụ trách tổ chức cán bộ - nếu có, Cục trưởng) phê duyệt phương án nhân sự và đơn vị (Đội) dự kiến bổ nhiệm.
2.2.2. Bước 2: Triển khai quy trình, thủ tục điều động và bổ nhiệm.
a) Đối với nhân sự do Chi cục Thuế đề xuất:
- Căn cứ kết quả phê duyệt của lãnh đạo Cục Thuế, đại diện Lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ trao đổi với công chức dự kiến bổ nhiệm và thủ trưởng đơn vị (nơi công chức đang công tác) về yêu cầu công tác, nhu cầu bổ nhiệm; đồng thời, Cục Thuế có văn bản đề nghị đơn vị nơi công chức đang công tác (nơi đi) có nhận xét, đánh giá về quá trình công tác, năng lực, phẩm chất của công chức và cho ý kiến thống nhất việc chuyển công tác bằng văn bản.
- Sau khi có nhận xét, đánh giá và ý kiến thống nhất của đơn vị nơi đi, Cục Thuế có văn bản thông báo để Chi cục Thuế biết, thực hiện các bước tiếp theo.
- Căn cứ thông báo của Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế trao đổi với lãnh đạo Đội Thuế nơi đến về chủ trương, nhu cầu, nhân sự dự kiến điều động (hoặc tiếp nhận), bổ nhiệm và đề nghị tập thể lãnh đạo Đội Thuế nơi đến cho ý kiến bằng văn bản (hoặc có biên bản làm việc kèm theo).
- Căn cứ phê duyệt của Cục Thuế, ý kiến đơn vị nơi đi, nơi đến, Chi cục trưởng Chi cục Thuế tổ chức Hội nghị liên tịch giữa tập thể lãnh đạo và cấp ủy Chi cục để triển khai các công việc:
+ Thông báo việc phê duyệt chủ trương, nhân sự của Cục Thuế; nhận xét, đánh giá và ý kiến của đơn vị nơi đi; ý kiến của tập thể lãnh đạo Đội Thuế nơi dự kiến bổ nhiệm;
+ Thông qua trích ngang lý lịch về nhân sự dự kiến bổ nhiệm (Các thông tin liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh lãnh đạo; khen thưởng, kỷ luật;...);
+ Phân tích, trao đổi về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
+ Xác định, kết luận các vấn đề mới phát sinh (nếu có).
+ Lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín.
+ Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ phiếu tín nhiệm trên 50% tổng số lãnh đạo và cấp ủy tham gia dự họp đồng ý.
- Chi cục tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ để báo cáo Cục (qua Phòng Tổ chức cán bộ). Hồ sơ đề nghị điều động và bổ nhiệm bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị điều động và bổ nhiệm.
+ Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, tổng hợp phiếu Hội nghị bước 2.
+ Ý kiến các đơn vị có liên quan.
+ Bản kê khai tài sản phục vụ bổ nhiệm (theo quy định hiện hành).
- Căn cứ đề nghị của Chi cục, Phòng Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Cục (Phó Cục trưởng phụ trách đơn vị dự kiến bổ nhiệm - nếu có, Phó Cục trưởng phụ trách tổ chức cán bộ - nếu có, Cục trưởng) để xin ý kiến và phê duyệt quyết định điều động và bổ nhiệm.
b) Đối với nhân sự do Cục Thuế giới thiệu:
- Căn cứ kết quả phê duyệt của lãnh đạo Cục Thuế, đại diện Lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ trao đổi với công chức dự kiến bổ nhiệm và thủ trưởng đơn vị (nơi công chức đang công tác) về yêu cầu công tác, nhu cầu bổ nhiệm; đồng thời, Cục Thuế có văn bản đề nghị đơn vị nơi công chức đang công tác (nơi đi) có nhận xét, đánh giá về quá trình công tác, năng lực, phẩm chất của công chức và cho ý kiến thống nhất việc chuyển công tác bằng văn bản.
- Cục Thuế có văn bản lấy ý kiến tập thể lãnh đạo và cấp ủy Chi cục Thuế về chủ trương bổ nhiệm, trong đó có nhận xét, đánh giá của Cục Thuế; trích ngang lý lịch về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
- Căn cứ ý kiến của Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế tổ chức Hội nghị liên tịch giữa tập thể lãnh đạo và cấp ủy Chi cục để triển khai các công việc:
+ Thông báo chủ trương, nhân sự của Cục Thuế giới thiệu; nhận xét, đánh giá của Cục Thuế về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
+ Thông qua trích ngang lý lịch về nhân sự dự kiến bổ nhiệm (Các thông tin liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh lãnh đạo; khen thưởng, kỷ luật;...);
+ Phân tích, trao đổi về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
+ Lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín.
+ Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ phiếu tín nhiệm trên 50% tổng số lãnh đạo và cấp ủy tham gia dự họp đồng ý.
- Chi cục tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ để báo cáo Cục (qua Phòng Tổ chức cán bộ), Hồ sơ bao gồm:
+ Công văn của Chi cục Thuế về ý kiến tiếp nhận và bổ nhiệm.
+ Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, tổng hợp phiếu Hội nghị liên tịch của Chi cục Thuế.
- Căn cứ ý kiến các đơn vị liên quan, Phòng Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Cục (Phó Cục trưởng phụ trách đơn vị dự kiến bổ nhiệm - nếu có, Phó Cục trưởng phụ trách tổ chức cán bộ - nếu có, Cục trưởng) để xin ý kiến và phê duyệt quyết định điều động và bổ nhiệm.
2.2.3. Bước 3: Tổ chức lưu hành quyết định.
- Chi cục trưởng chủ trì tổ chức lưu hành quyết định. Thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo Chi cục; đại diện cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên của Chi cục Thuế; đại diện bộ phận tổ chức cán bộ của Chi cục Thuế; toàn thể cán bộ, công chức của Đội có công chức được bổ nhiệm (có thể thêm đại diện phòng Tổ chức cán bộ của Cục Thuế và đại diện đơn vị nơi đi của công chức được bổ nhiệm)
- Nội dung: Công bố Quyết định bổ nhiệm; quán triệt việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với người được bổ nhiệm; người được bổ nhiệm phát biểu ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ ở cương vị được bổ nhiệm.
Trên đây là nội dung quy định về quy trình bổ nhiệm chức danh Đội trưởng, Phó Đội trưởng ở Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố đối với nguồn nhân sự ngoài Chi cục Thuế nhưng trong cùng Cục Thuế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2219/QĐ-TCT năm 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?