Quyền hạn của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp trong việc thanh tra nội bộ ngành thuế
Quyền hạn của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp trong việc thanh tra nội bộ ngành thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 880/QĐ-TCT năm 2015 về Quy chế kiểm tra nội bộ ngành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành, cụ thể như sau:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát kiểm tra thực hiện đúng nội dung quyết định kiểm tra.
b) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
c) Trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
d) Áp dụng một trong những hình thức trong kiểm tra nội bộ, cụ thể:
- Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kiểm tra.
- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng kiểm tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc kiểm tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng kiểm tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
đ) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc đang là đối tượng kiểm tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc kiểm tra.
e) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc kiểm tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định kiểm tra.
g) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về kiểm tra.
h) Quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng kiểm tra gây ra;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra, các thành viên khác của Đoàn kiểm tra nội bộ.
k) Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kiểm tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là người thân thích với đối tượng kiểm tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
l) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, người ra quyết định kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quyền hạn của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp trong việc thanh tra nội bộ ngành thuế theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 880/QĐ-TCT năm 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?