Trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng và các tiêu chí đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao

Trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng và các tiêu chí đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu những quy định liên quan đến việc tuyển chọn, giao tiếp trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Chương trình phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao để phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng và các tiêu chí đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Phương Khanh (khanh***@gmail.com)

Trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng và các tiêu chí đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao được quy định tại Điều 15 Thông tư 45/2015/TT-BCT quy định quản lý Chương trình phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương ban hành như sau:

1. Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập Hội đồng, biên bản mở hồ sơ, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự.

2. Đại diện Đơn vị quản lý nhiệm vụ của Chương trình tóm tắt các yêu cầu đối với Hội đồng.

3. Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó chủ tịch Hội đồng được ủy quyền bằng văn bản theo mẫu B2.1-UQ-CNC trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt) điều khiển phiên họp.

4. Hội đồng bầu 01 thư ký khoa học của Hội đồng.

5. Hội đồng tiến hành đánh giá, so sánh hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp:

a) Các ủy viên phản biện, chuyên gia đánh giá phân tích từng hồ sơ và so sánh giữa các hồ sơ đăng ký cùng một nhiệm vụ theo các tiêu chí quy định.

b) Hội đồng có thể nêu câu hỏi đối với các ủy viên phản biện, chuyên gia về từng tiêu chí đánh giá liên quan đến từng hồ sơ.

c) Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng xem xét, tham khảo.

d) Hội đồng trao đổi, thảo luận, đánh giá, so sánh từng hồ sơ theo các tiêu chí đã được quy định. Sau khi trao đổi, các thành viên hội đồng nhận xét, đánh giá và cho điểm từng hồ sơ theo mẫu B4.2a-PĐGDAUD-CNC hoặc B4.2b-PĐGSPDV-CNC.

6. Hội đồng bầu ban kiểm phiếu và bỏ phiếu

a) Ban kiểm phiếu gồm 03 thành viên hội đồng (trong đó bầu 01 trưởng ban).

b) Hội đồng bỏ phiếu đánh giá chấm điểm cho từng hồ sơ theo phương thức bỏ phiếu. Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu thực hiện theo đúng chỉ dẫn ghi trên phiếu.

7. Tổng hợp kết quả đánh giá

a) Ban kiểm phiếu tổng hợp và báo cáo hội đồng kết quả kiểm phiếu theo mẫu B4.3-BBKPĐG-CNC.

b) Hội đồng xếp hạng các hồ sơ được đánh giá có tổng số điểm trung bình từ cao xuống thấp theo mẫu B4.4-XHKPĐG-CNC theo các nguyên tắc sau đây:

Đối với các hồ sơ có tổng số điểm trung bình bằng nhau thì điểm cao hơn của chủ tịch hội đồng (hoặc điểm của phó chủ tịch hội đồng, trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt) được ưu tiên để xếp hạng.

Trường hợp điểm của chủ tịch hội đồng (hoặc điểm của phó chủ tịch hội đồng, trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt) đối với các hồ sơ bằng nhau và hội đồng xếp hạng bằng nhau thì hội đồng kiến nghị phương án lựa chọn.

8. Hội đồng thông qua biên bản về kết quả làm việc của hội đồng, kiến nghị tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì nhiệm vụ:

a) Tổ chức, cá nhân được hội đồng đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có hồ sơ được xếp hạng với tổng số điểm trung bình cao nhất theo quy định tại điểm b, khoản 7 Điều này và có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí phải đạt tối thiểu 70/100. Trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt đánh giá không điểm (0 điểm).

b) Hội đồng thảo luận để thống nhất kiến nghị những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh, các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng phải đạt và kiến nghị về kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ; nêu những điểm cần lưu ý để hoàn thiện hồ sơ của tổ chức, cá nhân được hội đồng đề nghị trúng tuyến.

c) Hội đồng lập biên bản làm việc theo mẫu B4.5-BBHĐTC-CNC.

Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng và các tiêu chí đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 45/2015/TT-BCT.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

192 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào