Việc giải thể, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại

Việc giải thể, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi là Thùy Dương, sống tại Tp.HCM. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hoạt động của Thừa Phát lại. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Việc giải thể, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.    

Theo quy định tại Điều 20 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012/QH13 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:   

Việc giải thể, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ và tùy từng trường hợp, Văn phòng Thừa phát lại còn phải thực hiện các công việc sau đây:

1. Trường hợp tự giải thể, Văn phòng Thừa phát lại phải có phương án giải thể gửi Sở Tư pháp nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Trên cơ sở đồng ý của Sở Tư pháp thì tiến hành các thủ tục sau:

a) Hoàn tất việc đăng ký các vi bằng đã được lập;

b) Thanh lý các hợp đồng theo quy định của pháp luật;

c) Xử lý các công việc về thi hành án theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này.

3. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi, đôn đốc thực hiện các công việc khi Văn phòng Thừa phát lại giải thể, chấm dứt hoạt động.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc giải thể, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC.

Trân trọng!               

Thừa phát lại
Hỏi đáp mới nhất về Thừa phát lại
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân có được bổ nhiệm lại hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền yêu cầu thi hành án của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị chuyển nhượng văn phòng thừa phát lại mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong trường hợp nào? Ai có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề thừa phát lại mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng văn phòng thừa phát lại có bắt buộc phải là thừa phát lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm lại thừa phát lại mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại không đeo thẻ thừa phát lại khi hành nghề bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Học viện Tư pháp tuyển sinh lớp đào tạo nghề thừa phát lại khóa 9 lần 2 năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa phát lại
284 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa phát lại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thừa phát lại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào