Thủ tục tống đạt do Thừa Phát lại thực hiện được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012/QH13 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Thủ tục tống đạt văn bản về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; thủ tục tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.
2. Việc tống đạt được thực hiện theo biểu mẫu của Tòa án hoặc biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc tống đạt được coi là hoàn thành khi Thừa phát lại đã thực hiện xong các thủ tục theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về thi hành án dân sự phải niêm yết công khai.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục tống đạt do Thừa Phát lại thực hiện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?
- Giỗ tổ 2025 vào ngày nào, thứ mấy? Giỗ tổ 2025 được nghỉ 3 ngày đúng không?
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Ngày giờ nào đẹp nhất để cúng ngày vía Thần Tài 2025?
- Xe tang có được vượt đèn đỏ không? Xe tang vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?