Chế độ phối hợp trong lai dắt, cứu hộ phương tiện bị nạn trên biển
Theo quy định tại Điều 15 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg thì chế độ phối hợp trong lai dắt, cứu hộ phương tiện bị nạn trên biển được quy định cụ thể như sau:
- Việc lai dắt, cứu hộ phương tiện đang gặp nạn trên biển thoát khỏi nguy hiểm thực hiện theo các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
- Trường hợp có nguy cơ gây mất an toàn cho người khi lai dắt, cứu hộ, thuyền trưởng phương tiện bị nạn và phương tiện cứu hộ phải phát tín hiệu tìm kiếm, cứu nạn quy định tại Điều 10 Quy chế này.
- Trường hợp tàu biển bị tai nạn hoặc hư hỏng máy móc, thiết bị phải thả trôi trên biển có nguy cơ đâm va, mắc cạn gây hậu quả nghiêm trọng đối với người, phương tiện, hàng hóa hoặc ô nhiễm môi trường mà Chủ tàu chưa có biện pháp xử lý kịp thời, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức đưa tàu vào vị trí an toàn. Chủ tàu phải thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan kể cả trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình đưa tàu đến vị trí an toàn.
- Trường hợp cấp thiết cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn có quyền yêu cầu người, thuyền viên phải rời khỏi phương tiện bị nạn để bảo đảm an toàn tính mạng.
- Trong trường hợp khẩn cấp, việc điều động phương tiện chuyên dùng tìm kiếm, cứu nạn, phương tiện quân sự hoặc công vụ tham gia hoạt động cứu hộ do cấp có thẩm quyền quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ phối hợp trong lai dắt, cứu hộ phương tiện bị nạn trên biển. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 06/2014/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?