Chế độ báo cáo thực trạng an toàn và kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 70/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân thì chế độ báo cáo thực trạng an toàn và kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân được quy định cụ thể như sau:
- Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo thực trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân bao gồm báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo tổng thể định kỳ mười năm một lần gửi cơ quan quản lý an toàn của Bộ Công Thương và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo thực trạng an toàn đột xuất theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Báo cáo thực trạng an toàn bao gồm các nội dung sau:
+ Việc tuân thủ các điều kiện ghi trong giấy phép;
+ Những thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép;
+ Sự cố bức xạ, hạt nhân (nếu có) và các biện pháp khắc phục.
- Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thành lập văn phòng kiểm tra đặt tại nhà máy điện hạt nhân, làm nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn của nhà máy điện hạt nhân.
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết về việc báo cáo và kiểm tra thực trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ báo cáo thực trạng an toàn và kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 70/2010/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?