Danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngân hàng được xét tặng theo nguyên tắc nào?
Ngày 7/01/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02/2015/TT-NHNN Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng. Thông tư này hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng gồm các nội dung sau: đối tượng thi đua, khen thưởng; tổ chức các phong trào thi đua; danh hiệu, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; quỹ thi đua khen thưởng; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng; hội đồng thi đua khen thưởng và hội đồng sáng kiến các cấp.
Theo đó, nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong ngành Ngân hàng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2015/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét công nhận hằng năm vào dịp tổng kết năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của Ngành, của đơn vị và địa phương; có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ tích cực tham gia phong trào thi đua;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Có đạo đức và lối sống lành mạnh.
2. Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
3. Cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
4. Đối với cá nhân chuyển công tác, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ. Trường hợp được điều động, biệt phái đến đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” do đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến của đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái).
5. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong nước hoặc nước ngoài dưới 01 năm, chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng trong nước hoặc nước ngoài từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
6. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: không đăng ký thi đua, mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên (trừ các trường hợp ốm đau, tai nạn trong quá trình làm việc, nghỉ theo chế độ), bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong ngành Ngân hàng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 02/2015/TT-NHNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?