Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Y tế?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng trong lĩnh vực y tế. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Y tế. Tuy nhiên, một vài điểm tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, những hành vi nào bị nghiêm cấm trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Y tế? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Thu Hằng (hang***@gmail.com)

Ngày 31/3/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 06/2015/TT-BYT Quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Y tế. Thông tư này quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Y tế từ khâu soạn thảo, in, sao, chụp, gửi, nhận, thu hồi, lưu giữ, thống kê, sử dụng, bảo quản, tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế và áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân công tác trong ngành Y tế.

Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Y tế là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2015/TT-BYT. Cụ thể bao gồm:

1. Thu thập, cung cấp, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán tiêu hủy trái phép tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế.

2. Trao đổi, cung cấp tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, đơn vị, cá nhân khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Sử dụng máy tính có kết nối mạng Internet để soạn thảo, đánh máy, lưu giữ tài liệu mật; cắm thiết bị lưu giữ bí mật nhà nước vào máy tính có kết nối mạng Internet.

4. Sử dụng Micro vô tuyến, điện thoại di động, thiết bị có tính năng ghi âm, thu phát tín hiệu trong cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép.

5. Trao đổi thông tin có nội dung bí mật nhà nước qua máy bộ đàm, điện thoại di động, điện thoại kéo dài, máy fax, Internet dưới bất kỳ loại hình dịch vụ nào khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

6. Cung cấp tin, tài liệu và đưa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước trên báo chí, ấn phẩm xuất bản công khai, trên cổng thông tin điện tử, website, blog, trang mạng xã hội, diễn đàn và các hình thức tương tự.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Y tế. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 06/2015/TT-BYT. 

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
291 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào