Hội đồng tiêu hủy tài liệu mật trong ngành Thanh tra có trách nhiệm gì?
Ngày 09/7/2015, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 04/2015/TT-TTCP quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra.
Thông tư này áp dụng với các đối tượng sau:
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân công tác trong ngành Thanh tra;
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến các nội dung thuộc bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra.
Theo đó, trách nhiệm của Hội đồng tiêu hủy tài liệu mật trong ngành Thanh tra là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư 04/2015/TT-TTCP. Cụ thể như sau:
a) Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, nếu xác định văn bản, tài liệu hoặc vật mang bí mật nhà nước thuộc diện đưa vào lưu trữ nhà nước thì lập danh mục và tờ trình báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư này xem xét, quyết định việc tiêu hủy;
b) Trong quá trình thực hiện tiêu hủy tài liệu mật phải bảo đảm:
- Không tiết lộ, để lọt nội dung tài liệu mật;
- Đối với tài liệu mật và văn bản in trên chất liệu giấy phải đốt, xé, nghiền nhỏ tới mức không thể chắp ghép;
- Đối với tài liệu mật là vật mang bí mật nhà nước (Băng, đĩa, phim... đã sử dụng) phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng và tính năng tác dụng để không còn phục hồi, khai thác, sử dụng được.
c) Lập biên bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu mật đã tiêu hủy, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu nội dung tài liệu. Nội dung biên bản phải phản ánh được phương thức, trình tự tiến hành và người thực hiện tiêu hủy tài liệu mật. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia, sau đó nộp lưu tại bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị.
Cũng theo quy định này, trrong trường hợp đặc biệt không có điều kiện tổ chức tiêu hủy tài liệu mật theo quy định pháp luật hiện hành, nếu tài liệu mật không được tiêu hủy ngay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, quốc phòng hoặc các lợi ích khác của Nhà nước thì người đang quản lý tài liệu mật đó được quyền tự tiêu hủy nhưng ngay sau đó phải báo cáo bằng văn bản cho cấp có thẩm quyền (người đứng đầu cơ quan quản lý tài liệu mật, cơ quan công an cùng cấp). Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu mật không có lý do chính đáng thì người tự tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của Hội đồng tiêu hủy tài liệu mật trong ngành Thanh tra. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 04/2015/TT-TTCP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?