Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra được thống kê cất giữ, bảo quản ra sao?

Việc thống kê cất giữ, bảo quản tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra  được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật Hình sự trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, hiện nay, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra được thống kê cất giữ, bảo quản ra sao? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!   Thùy Dương (duong***@gmail.com)

Ngày 09/7/2015, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 04/2015/TT-TTCP quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra.

Thông tư này áp dụng với các đối tượng sau:

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân công tác trong ngành Thanh tra;

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến các nội dung thuộc bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra.

Theo đó, việc thống kê cất giữ, bảo quản tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2015/TT-TTCP. Cụ thể như sau:

1. Các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, cơ quan thanh tra nhà nước phải lập sổ thống kê các loại tài liệu mật do đơn vị mình quản lý, theo trình tự thời gian và theo từng độ mật (gồm các tài liệu mật hiện có, phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc được tiếp nhận từ bên ngoài gửi tới).

2. Tài liệu mật phải được cất giữ, bảo quản nghiêm ngặt tại nơi bảo đảm an toàn tuyệt đối, do Thủ trưởng cơ quan đơn vị quy định. Không được tự ý mang tài liệu mật ra ngoài cơ quan hoặc mang về nhà riêng. Ngoài giờ làm việc phải cất tài liệu mật vào tủ, bàn, két khóa chắc chắn.

3. Tài liệu mật độ “Tuyệt mật”, “Tối mật” phải được cất giữ bảo quản riêng, có người phụ trách do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ định.

4. Cán bộ, công chức đi công tác, đi họp ở ngoài cơ quan hoặc làm việc tại nhà riêng cần mang theo tài liệu mật thì phải được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp đồng ý, chỉ được mang theo những tài liệu mật có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao; phải đăng ký với bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị; phải đảm bảo an toàn tuyệt đối tài liệu mật mang theo; khi về nộp trả cơ quan, đơn vị.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc thống kê cất giữ, bảo quản tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 04/2015/TT-TTCP. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
162 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào