Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực việc làm

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực việc làm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Xuân Thịnh, hiện tôi đang sinh sống tại Bình Dương. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực việc làm, Ban biên tập cho tôi hỏi lĩnh vực việc làm được đơn giản hóa thủ tục hành chính như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (thinh***@gmail.com)

Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực việc làm được quy định tại Mục X Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2010 như sau:

1. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh của doanh nghiệp” –B-BLD-060123-TT

a) Bỏ Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp

b) Giảm thời hạn giải quyết theo quy định từ 15 ngày xuống còn 10 ngày làm việc

2. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm” –B-BLD-001820-TT

Bỏ thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm; đồng thời bỏ thời hạn có hiệu lực của giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm.

Thay thế bằng thủ tục: Cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm; cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm và quy định về việc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm đã cấp cho doanh nghiệp.

3. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam” –B-BLD-001781-TT

a) Về thành phần hồ sơ:

- Bỏ yêu cầu phải có xác nhận của người sử dụng lao động vào bản sao hợp đồng lao động.

- Bổ sung bản sao hợp đồng học nghề được ký giữa doanh nghiệp với người được doanh nghiệp tuyển vào học nghề để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhiệm.

b) Giảm thời hạn thực hiện từ 15 ngày xuống còn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

c) Bổ sung ngôn ngữ song ngữ (Anh – Việt) đối với Mẫu “Công văn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài”.

d) Điều chỉnh thời hạn nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động từ “trước 30 ngày” thành “trước 7 ngày”.

4. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cho doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009 vay để thanh toán cho người lao động” –B-BLD-061907-TT

Bãi bỏ thủ tục hành chính này.

5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết chính sách đối với lao động bị mất việc làm tại các doanh nghiệp mà chủ bỏ trốn trong năm 2009” –B-BLD-061908-TT

Hủy bỏ thủ tục hành chính này.

6. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp sổ lao động” (Thủ tục bổ sung)

Bãi bỏ thủ tục hành chính này.

7. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp lại sổ lao động” (Thủ tục bổ sung)

Bãi bỏ thủ tục hành chính này.

8. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004707-TT

Đổi tên thủ tục là “Đăng ký và giải quyết hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp” và coi việc đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp là một bước trong trình tự thực hiện của thủ tục này. Theo đó, quy định rõ các nội dung sau:

a) Về thành phần và số lượng hồ sơ:

- Bỏ tờ khai đăng ký thất nghiệp, chuyển một số thông tin từ tờ khai đăng ký thất nghiệp sang đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời quy định rõ trong thành phần hồ sơ của thủ tục chỉ bao gồm: đơn đề nghị theo mẫu (trong đơn phải có xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị sử dụng lao động) và bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng pháp luật.

- Số lượng hồ sơ: quy định rõ số lượng hồ sơ người lao động phải nộp là 01 bộ.

b) Về trình tự thực hiện:

Quy định rõ đầu mối giải quyết thủ tục là Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, các bước giải quyết thủ tục, gồm:

Bước 1. Đăng ký để hưởng bảo hiểm thất nghiệp và xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Người lao động bị mất việc làm đến Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nộp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu biên nhận hồ sơ, trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả giải quyết bảo hiểm thất nghiệp.

- Ngay khi người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, đơn vị sử dụng lao động phải đến tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để làm thủ tục xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm.

Bước 2. Giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ, xác định mức, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định.

Bước 3. Trả kết quả

Theo ngày hẹn ghi trong Giấy biên nhận hồ sơ, người lao động mang theo Sổ bảo hiểm xã hội đã được tổ chức bảo hiểm xã hội giải quyết đến Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm.

c) Về thời hạn giải quyết.

Thời hạn giải quyết thủ tục tối đa không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết của người lao động, trong đó:

- Thời hạn đơn vị sử dụng lao động phải làm thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

- Thời hạn tổ chức bảo hiểm xã hội giải quyết xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và trả sổ bảo hiểm xã hội tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do đơn vị sử dụng lao động gửi đến;

- Thời hạn giải quyết của Trung tâm giới thiệu việc làm tối đa là 20 ngày làm việc, kể từ nhận đủ hồ sơ theo quy định.

d) Xây dựng thống nhất lại mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở lựa chọn thêm một số thông tin trong mẫu tờ khai đăng ký bảo hiểm thất nghiệp.

đ) Xây dựng mẫu giấy biên nhận hồ sơ.

e) Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động với tổ chức bảo hiểm xã hội trong việc giải quyết bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, trong đó xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc giải quyết bảo hiểm thất nghiệp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong xử lý trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định về bảo hiểm thất nghiệp và việc ủy thác cho cơ quan quản lý lao động về việc làm – bảo hiểm thất nghiệp chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động;

9. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục:

- “Hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp 1 lần” (B-BLD-006263-TT);

- “Chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-004716-TT);

- “Tạm dừng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-004715-TT);

- “Giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp về học nghề” (B-BLD-004709-TT);

- “Tiếp tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-006247-TT);

- “Chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-004713-TT);

a) Về thẩm quyền thực hiện: Bỏ qua bước giải quyết của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, giao cho Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối giải quyết trực tiếp cho người lao động.

b) Việc chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp một lần, hỗ trợ dạy nghề giao cho Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết và thực hiện thanh quyết toán với tổ chức bảo hiểm xã hội.

c) Về trình tự thực hiện: Quy định rõ đầu mối giải quyết thủ tục là Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, vận dụng các bước giải quyết của thủ tục “Giải quyết trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp” nêu tại tiết 8 thuộc lĩnh vực Việc làm của Phương án đơn giản hóa ban hành kèm theo Nghị quyết này để quy định rõ các bước trong trình tự giải quyết của từng thủ tục.

10. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết chế độ tư vấn giới thiệu việc làm đối với người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004710-TT.

a) Về thẩm quyền giải quyết: Quy định rõ giao cho các trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện.

b) Về trình tự thực hiện: Thay đổi trình tự thực hiện theo hướng, trong thời gian người lao động đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động, cơ quan lao động phải thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội (để giải quyết chế độ cho người lao động) và cấp giấy giới thiệu cho người lao động đến các trung tâm giới thiệu việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp với tay nghề cũng như nguyện vọng của người lao động.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực việc làm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
140 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào