Chính sách ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng

Chính sách ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Minh Phương, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định trong lĩnh vực giao thông vận tải. Cho tôi hỏi: Chính sách ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.   

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung này được quy định như sau:  

1. Ưu tiên khi mua vé, sắp xếp chỗ ngồi:

a) Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được ưu tiên mua vé tại cửa bán vé; được sử dụng chỗ ngồi dành cho các đối tượng ưu tiên.

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng có trách nhiệm trợ giúp, hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi lên, xuống phương tiện và sắp xếp hành lý khi cần thiết.

2. Thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng:

a) Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được miễn, giảm giá vé theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

b) Mức giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật do tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng tự xây dựng và công bố thực hiện nhưng không thấp hơn mức giảm giá vé quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

c) Người khuyết tật sử dụng xe lăn thông dụng không gắn động cơ hoặc sử dụng các dụng cụ cầm tay để phục vụ việc đi lại của bản thân thì được miễn cước hành lý đối với xe lăn, dụng cụ đó khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng.

d) Người khuyết tật đồng thời thuộc đối tượng được giảm giá vé, giá dịch vụ theo các chế độ khác nhau thì chỉ được hưởng một mức giảm giá vé cao nhất.

3. Thông tin trợ giúp người khuyết tật

a) Tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp người khuyết tật lên, xuống phương tiện được thuận tiện. Phương án trợ giúp này phải được thông báo ở những nơi dễ nhận biết tại các bến, nhà ga để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh điểm dừng, đỗ, bến, nhà ga; kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng tổ chức bộ phận, cổng thông tin để tiếp nhận phản ảnh, hướng dẫn, trả lời và trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng.    

Trên đây là nội dung tư vấn về chính sách ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 39/2012/TT-BGTVT.

Trân trọng!        

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

247 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào