Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xác nhận và trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xác nhận và trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Văn Tú, hiện tôi đang sinh sống tại Bình Dương. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực người có công, Ban biên tập cho tôi hỏi lĩnh vực người có công, cụ thể trong việc xác nhận và trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học được đơn giản hóa thủ tục hành chính như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (van.tu***@gmail.com)

Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xác nhận và trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học được quy định tại Tiểu mục 7 Mục VII Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2010 như sau:

- “Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052893-TT;

- “Cấp phiếu trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052894-TT;

- “Cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052903-TT;

- “Xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc có con trước khi tham gia kháng chiến sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi)” –B-BLD-052930-TT;

- “Lập biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét đề nghị hưởng chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và ghi nhận tình trạng con đẻ của họ bị dị dạng dị tật” –B-BLD-052932-TT.

Gộp các thủ tục nêu trên thành 01 thủ tục và đặt tên thủ tục là “Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học”.

a) Về thành phần hồ sơ:

Quy định rõ thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản khai cá nhân (theo mẫu);

Văn bản ủy quyền của người hoạt động kháng chiến (đối với trường hợp thân nhân của người hoạt động kháng chiến làm thay).

- Một trong bản chụp các giấy tờ: lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy chứng nhận khác (kèm theo bản chính để đối chiếu khi đến nộp trực tiếp); bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ nêu trên (đối với trường hợp nộp qua bưu điện); bản scan từ bản gốc một trong các giấy tờ nêu trên (đối với trường hợp gửi qua Internet).

Đối với thương binh, bệnh binh, người mất sức lao động đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, ngoài bản khai cá nhân (theo mẫu) chỉ cần gửi kèm theo bản chụp từ bản chính quyết định trợ cấp thương binh, bệnh binh, mất sức lao động (kèm theo bản chính để đối chiếu khi đến nộp trực tiếp); bản sao có chứng thực quyết định trợ cấp thương binh, bệnh binh, mất sức lao động (đối với trường hợp nộp qua bưu điện); bản scan từ bản gốc quyết định trợ cấp thương binh, bệnh binh, mất sức lao động (đối với trường hợp gửi qua Internet).

a) Về số lượng hồ sơ: quy định rõ số lượng hồ sơ là 02 bộ.

c) Về trình tự thực hiện:

Quy định rõ quy trình giải quyết một cửa tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cụ thể:

Bước 1. Nộp hồ sơ: người đề nghị chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại bộ phận một cửa của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh nơi thường trú. Cán bộ tại bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của các thành phần giấy tờ có trong hồ sơ, tiếp nhận, vào sổ và viết phiếu biên nhận hồ sơ, đồng thời ghi ngày hẹn giải quyết cho người đề nghị (xây dựng mẫu phiếu biên nhận).

Bước 2. Giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

- Có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về nguyên quán, trú quán, tình trạng của bản thân người đề nghị, trong đó có yêu cầu xác nhận về trường hợp hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi); và tình trạng dị dạng, dị tật cũng như khả năng tự lực trong sinh hoạt của con đẻ của người đề nghị (xây dựng mẫu văn bản đề nghị).

- Sau khi có kết quả giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở LĐTBXH giới thiệu người đề nghị đến Bệnh viện tuyến tỉnh để giám định về tình trạng sức khỏe và khả năng lao động;

Bước giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã: xác nhận bằng văn bản theo nội dung yêu cầu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (xây dựng mẫu văn bản xác nhận). Văn bản xác nhận có chữ ký và đóng dấu của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp phải xác nhận cho nhiều người, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách người được xác nhận, với đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 3: Ra Quyết định trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Sau khi có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và biên bản giám định của Hội đồng y khoa cấp tỉnh về tình trạng vô sinh, tình trạng sức khỏe do nhiễm chất độc hóa học và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, Sở Lao động – TB và XH tỉnh ra Quyết định trợ cấp ưu đãi hằng tháng và Phiếu trợ cấp hàng tháng cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Bước 4. Trả kết quả: Bộ phận một cửa của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vào sổ và trả Quyết định và Phiếu trợ cấp ưu đãi hằng tháng cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo thời gian ghi trong Phiếu hẹn.

d) Về thời hạn giải quyết

- Thời hạn giải quyết tối đa 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định do người hoạt động kháng chiến hoặc thân nhân của người hoạt động kháng chiến nộp; trong đó: thời hạn xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; thời hạn giám định của Hội đồng giám định y khoa, tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.

đ) Về yêu cầu, điều kiện:

Bỏ đoạn “trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hóa học”. Quy định về tỷ lệ suy giảm khả năng lao động chỉ nên sử dụng làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp (phù hợp và đảm bảo thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định này). Cụ thể:

Sửa khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công theo thướng: quy định cụ thể diện những người hoạt động kháng chiến (bỏ cụm từ “bị nhiễm chất độc hóa học”);

Sửa khoản 2, Điều 22 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 theo hướng: người hoạt động kháng chiến quy định tại khoản 1 của Điều này đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên hoặc sinh con dị dạng, dị tật hoặc bị vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học.

e) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu văn bản

- Sửa mẫu tờ khai (số 02-HH ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng);

- Sửa mẫu biên bản của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thành văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã theo yêu cầu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Mẫu số 03-HH, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009).

- Sửa mẫu biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa (Mẫu số 06-HH, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009);

- Bỏ mẫu giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Mẫu số 01-HH, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009).

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xác nhận và trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
260 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào