Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Quang Huy, hiện tôi đang sinh sống tại TPHCM. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực bảo trợ xã hội, Ban biên tập cho tôi hỏi lĩnh vực bảo trợ xã hội được đơn giản hóa thủ tục hành chính như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (huy***@gmail.com)

Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội được quy định tại Mục III Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2010 như sau:

1. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục:

- “Thành lập cơ sở bảo trợ công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” – B-BLD-052409-TT;

- “Thành lập cơ sở bảo trợ công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” - B-BLD-052472-TT.

a) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.

b) Rút ngắn thời gian ra quyết định từ 20 ngày xuống 15 ngày làm việc, như vậy tổng thời gian cho thủ tục là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

c) Mẫu hóa các thành phần hồ sơ sau đây:

- Mẫu tờ trình thành lập;

- Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội công lập.

d) Kéo dài thời gian thêm 24 tháng để các cơ sở bảo trợ xã hội hiện có đủ thời gian để chuẩn hóa theo yêu cầu, điều kiện quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008.

2. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” –B-BLD-051968-TT

Chuyển giao thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện.

3. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục:

- “Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” –B-BLD-052478-TT

- “Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện” –B-BLD-052580-TT

a) Bỏ dự thảo quy chế hoạt động thay bằng bản chính quy chế hoạt động.

b) Bỏ sơ yếu lý lịch của Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, thay bằng chuyển một số thông tin cơ bản về người dự kiến làm giám đốc vào trong nội dung của Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

c) Bỏ việc phải xin ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động.

d) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.

đ) Rút ngắn thời gian ra quyết định từ 20 ngày xuống 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, như vậy tổng thời gian cho thủ tục là 30 ngày làm việc.

e) Tiêu đề mẫu đơn đề nghị đổi: “ĐƠN XIN THÀNH LẬP” thành “ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP”.

g) Kéo dài thời gian thêm 24 tháng để các cơ sở bảo trợ xã hội hiện có thời gian chuẩn hóa theo yêu cầu, điều kiện quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

h) Phân định rõ tiêu chí về quy mô để phân loại cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh và cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trong phạm vi cấp huyện.

4. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục:

- “Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” –B-BLD-052417-TT;

- “Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” –B-BLD-052481-TT;

- “Giải thể cơ sở BTXH ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện” –B-BLD-052588-TT

a) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.

b) Mẫu hóa Đơn đề nghị giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” –B-BLD-052414-TT.

Bãi bỏ thủ tục này.

6. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục:

- “Thay đổi quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” - B-BLD-112723-TT;

- “Thay đổi quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội công lập thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” –B-BLD-052483-TT.

Bãi bỏ các thủ tục này.

7. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục:

- “Thay đổi tên, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập” –B-BLD-112673-TT;

- “Thay đổi tên, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban nhân dân cấp huyện” –B-BLD-112645-TT

a) Đặt tên của thủ tục là:

- “Đề nghị chấp thuận thay đổi tên, trụ sở của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”;

- “Đề nghị chấp thuận thay đổi tên, trụ sở của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban nhân dân cấp huyện”;

Theo đó, bỏ việc xin chấp thuận về việc thay đổi giám đốc và quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội này.

b) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.

8. Nội dung đơn giản hóa thủ tục:

- “Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở Bảo trợ xã hội công lập của Bộ, ngành quản lý” –B-BLD-051908-TT;

- “Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở Bảo trợ xã hội công lập cấp tỉnh” –B-BLD-052420-TT

- “Tiếp nhận đối tượng vào cơ sở BTXH công lập do huyện quản lý” - B-BLD-052533-TT;

- “Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên cho đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng” –B-BLD-003179-TT;

- “Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên cho đối tượng ở nhà xã hội” –B-BLD-070423-TT

a) Bỏ “Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã”. Đồng thời nghiên cứu bổ sung các nội dung cần thiết của sơ yếu lý lịch vào đơn đề nghị.

b) Bỏ gạch đầu dòng thứ nhất tiết a, khoản 1, Mục III của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thay bằng “Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có xác nhận của Trưởng thôn, bản, ấp, buôn, làng, tổ dân phố” (theo mấu số 1).

c) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.

d) Chuyển quy định về trình tự thực hiện từ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội sang Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và sắp xếp quy định trình tự theo cơ chế một cửa.

đ) Rút ngắn thời gian niêm yết xuống còn 13 ngày và tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

e) Xây dựng lại mẫu đơn theo hướng chuyển những nội dung cần thiết từ Sơ yếu lý lịch cho vào mẫu đơn và phù hợp vời từng trường hợp đề nghị.

9. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi” –B-BLD-052552-TT

a) Tách riêng quy định hồ sơ giải quyết chế độ trợ giúp kinh phí đối với cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không còn người nuôi dưỡng trong Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thành một mục riêng và quy định hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội (theo mẫu số 01);

- Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi bị bỏ rơi (theo mẫu số 1b);

- Bản chụp giấy khai sinh (kèm theo bản chính để đối chiếu); Biên bản về việc phát hiện trẻ bị bỏ rơi (đối với trường hợp trẻ bị bỏ rơi).

b) Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.

c) Rút ngắn thời gian niêm yết xuống còn 13 ngày và tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

d) Sửa mẫu đơn số 01, bỏ đoạn “Nêu hoàn cảnh cá nhân, gia đình, dạng đối tượng” và đoạn “Vậy tôi làm đơn này”, đồng thời bổ sung nội dung đề nghị và lý do đề nghị.

đ) Sửa mẫu đơn số 01b cho phù hợp đối với trường hợp trẻ mồ côi hoặc trẻ bị bỏ rơi.

10. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết chế độ trợ giúp kinh phí đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không còn người nuôi dưỡng” –B-BLD-052452-TT

Thay thế thủ tục này bằng thủ tục Giải quyết trợ cấp xã hội đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em bị mồ côi, bị bỏ rơi.

11. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên đối với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng” –B-BLD-070374-TT

a) Bỏ sơ yếu lý lịch của trẻ em; sơ yếu lý lịch của cá nhân hoặc chủ hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, kèm theo bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân.

b) Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.

c) Rút ngắn thời gian niêm yết xuống còn 13 ngày và tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

d) Bỏ quy định phải xin xác nhận của địa phương.

12. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết hỗ trợ mai táng phí đối với đối tượng bảo trợ xã hội” –B-BLD-002383-TT

a) Bỏ bản sao Giấy khai tử.

b) Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.

c) Bỏ phần xác nhận của Trưởng thôn tại Mẫu đơn số 2 – Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010.

13. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất” –B-BLD-002584-TT

Loại bỏ ra khỏi danh mục TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

14. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Xác nhận hộ nghèo” –B-BLD-003246-TT

Bãi bỏ thủ tục này.

15. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Xác nhận hộ cận nghèo” –B-BLD-052724-TT

Bãi bỏ thủ tục này.

16. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thay đổi nơi nhận trợ giúp kinh phí đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi” –B-BLD-120316-TT

a) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.

b) Quy định thời hạn giải quyết là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

c) Mẫu hóa Đơn đề nghị thay đổi nơi nhận trợ giúp kinh phí.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
363 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào