Hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm trong trường hợp có thảm hoạ lớn
Hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm trong trường hợp có thảm hoạ lớn được quy định tại Điều 19 Nghị định 71/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm như sau:
1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm:
a) Đặt các biển báo hiệu và lập các trạm canh gác, kiểm soát cố định hoặc lưu động tại những khu vực nguy hiểm;
b) Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào những khu vực nguy hiểm;
c) Kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
d) Hạn chế ra khỏi khu vực nguy hiểm quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều này;
đ) Các biện pháp hạn chế cần thiết khác.
2. Những khu vực sau đây có thể được tuyên bố là khu vực nguy hiểm:
a) Khu vực có nhà cửa, công trình xây dựng đang có nguy cơ sập đổ;
b) Khu vực đang có cháy lớn;
c) Khu vực đang có bão, lũ lớn, nước xoáy hoặc có nguy cơ lở đất;
d) Khu vực có tác nhân hoá học độc hại, nguy hiểm không kiểm soát được;
đ) Khu vực xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm;
e) Khu vực có các yếu tố khác nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ con người.
Trên đây là nội dung quy định về việc hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm trong trường hợp có thảm hoạ lớn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2002/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?