Bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp
Bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp được quy định tại Điều 18 Nghị định 71/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm như sau:
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội sau đây:
1. Huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ và quần chúng nhân dân tham gia tuần tra, canh gác, bảo vệ an ninh, trật tự; thành lập các Tổ công tác duy trì an ninh, trật tự khi cần thiết;
2. Ngăn chặn mọi hành vi gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và việc khắc phục hậu quả thảm họa;
3. Ngăn chặn, bắt giữ ngay người gây rối trật tự ở nơi có tình trạng khẩn cấp hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật;
4. Các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Trên đây là nội dung quy định về việc bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2002/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm tháng Chạp năm 2024 - tháng Giêng năm 2025: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất cả năm?
- Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2025?
- Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia là gì?
- Nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức là đảng viên mới nhất năm 2024?
- Tải Mẫu bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mới nhất 2024?