Cứu hộ và tăng cường bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra nguy hiểm
Cứu hộ và tăng cường bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra nguy hiểm được quy định tại Điều 10 Nghị định 71/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm như sau:
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để cứu hộ, tăng cường bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra nguy hiểm, bảo vệ an toàn các khu vực xung yếu, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân:
1. Huy động mọi nguồn lực để cứu hộ khẩn cấp những công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố;
2. Nhanh chóng sửa chữa các công trình phòng, chống thiên tai bị hư hỏng; khẩn trương gia cố các công trình có nguy cơ xảy ra nguy hiểm;
3. Tăng cường tuần tra, canh gác tại các công trình phòng, chống thiên tai để sớm phát hiện và xử lý các sự cố;
4. Các biện pháp khác để bảo vệ, cứu hộ công trình phòng, chống thiên tai.
Trên đây là nội dung quy định về việc cứu hộ và tăng cường bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2002/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?