Xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 107/2017/NĐ-CP thì chế độ xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản được quy định cụ thể như sau:
- Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản được xử lý như sau:
+ Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên thì đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp;
+ Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác (ưu tiên bàn giao lại cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác) nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn.
+ Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
- Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự sau đây để thanh toán các khoản nợ:
+a) Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
+ Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
+ Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xử lý tài sản (bao gồm cả thanh lý tài sản) hình thành từ nhiều nguồn vốn (vốn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước, từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm, vốn góp của các thành viên hợp tác xã...) khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 193/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?