Nguyên tắc hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nguyên tắc hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Phú Quý. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, nguyên tắc hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Nguyễn Phú Quý (phuquy*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN thì nguyên tắc hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

- Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế trong phạm vi quy định tại Thông tư này sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận tại Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép.

- Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một số hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế trong phạm vi quy định tại Thông tư này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tại Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép.

- Ngân hàng chính sách được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận một số hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, phê duyệt Điều lệ ngân hàng chính sách.

- Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện có thời hạn bằng văn bản đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể (sau đây gọi là văn bản chấp thuận có thời hạn).

- Khi hết thời hạn thực hiện các hoạt động ngoại hối tại văn bản chấp thuận có thời hạn, ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép gia hạn tại văn bản gia hạn văn bản chấp thuận có thời hạn. Thời gian gia hạn từng lần không được vượt quá thời hạn cho phép thực hiện hoạt động ngoại hối tại văn bản chấp thuận có thời hạn.

- Trong quá trình thực hiện hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế, tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm thường xuyên rà soát, theo dõi, đánh giá về các công cụ được phép đầu tư (bao gồm trái phiếu và các giấy tờ có giá khác) và đối tác nước ngoài (nếu có) để có điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng được phép.

- Việc chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang thực hiện phương án tái cơ cấu do Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

- Khi triển khai thực hiện các hoạt động ngoại hối, tổ chức tín dụng được phép phải đảm bảo tuân thủ các quy định và điều kiện hoạt động ngoại hối (nếu có) theo quy định của pháp luật có liên quan đối với từng hoạt động ngoại hối.

Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 21/2014/TT-NHNN.

Trân trọng!

Chi nhánh
Hỏi đáp mới nhất về Chi nhánh
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc chi nhánh là ai và có vai trò như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi nhánh là gì? Chi nhánh công ty có nhiệm vụ như thế nào đối với công ty mẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu chi nhánh công ty là ai và có vai trò như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chi nhánh có được ký hợp đồng lao động với người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi nhánh có con dấu riêng không? Chi nhánh có được ký hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có thể chỉ định chi nhánh xuất hóa đơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục họat động trở lại của chi nhánh?
Hỏi đáp pháp luật
Việc kê khai thuế cho cơ sở sản xuất có chi nhánh phụ thuộc ở địa phương khác
Hỏi đáp pháp luật
Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp trong nước
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chi nhánh
Thư Viện Pháp Luật
193 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chi nhánh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào