Phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện và thị trường điện hàng năm

Phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện và thị trường điện hàng năm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hưng Quang. Hiện tại, công việc của tôi có liên quan đến lĩnh vực điện lực. Vì vậy, tôi cần tìm hiểu một số thông tin, Ban biên tập cho tôi hỏi: Phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện và thị trường điện hàng năm được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! (quang***@gmail.com)

Phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện và thị trường điện hàng năm được quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2010/TT-BCT quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng chi phí vận hành hệ thống điện và thị trường điện do Bộ Công thương ban hành như sau:

1. Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng năm N () được xác định theo công thức sau:   

­=++

Trong đó:

:

Tổng chi phí vật liệu năm N (đồng);

:

Tổng chi phí tiền lương năm N (đồng);

:

Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng);

:

Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng);

:

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (đồng).

2. Phương pháp xác định tổng chi phí vật liệu

a) Tổng chi phí vật liệu () năm được xác định theo chi phí vật liệu thực hiện của năm N-2 theo báo cáo kiểm toán và chi phí vật liệu tăng thêm hoặc giảm đi ước tính của năm N-1 và năm theo khối lượng tăng hoặc giảm tài sản cố định hữu hình, được xác định theo công thức sau:

=+ (+)

Trong đó:

:

Tổng chi phí vật liệu năm N (đồng);

:

Chi phí vật liệu thực hiện năm N-2 (theo số liệu của báo cáo tài chính);

:

Tổng lượng tăng hoặc giảm chi phí vật liệu năm N-1 tương ứng với tổng lượng tăng hoặc giảm tài sản cố định hữu hình trong năm N-1 (đồng), được xác định theo quy định tại điểm b Khoản này;

:

Tổng lượng tăng hoặc giảm chi phí vật liệu năm tương ứng với tổng lượng tăng hoặc giảm tài sản cố định hữu hình, được xác định theo quy định tại điểm c Khoản này;

b) Tổng lượng tăng hoặc giảm chi phí vật liệu () năm N-1 được xác định theo định mức chi phí vật liệu, lượng tăng hoặc giảm tài sản cố định hữu hình trong năm N-1, được xác định theo công thức sau:

=

Trong đó:

:

Tổng lượng tăng hoặc giảm chi phí vật liệu năm N-1 (đồng);

:

Tổng lượng tăng hoặc giảm loại tài sản cố định hữu hình thứ của năm N-1 (ước tính) so với năm N-2 (đồng); 

VLi:

Định mức chi phí vật liệu cho loại tài sản cố định hữu hình thứ do Bộ Công thương quy định (%);

i:

Loại tài sản cố định hữu hình;

c) Tổng lượng tăng hoặc giảm chi phí vật liệu () năm được xác định theo định mức chi phí vật liệu, lượng tăng hoặc giảm tài sản cố định hữu hình trong năm N, được xác định theo công thức sau:

=

Trong đó:

:

Tổng lượng tăng hoặc giảm chi phí vật liệu năm (đồng);

Li,N:

Tổng lượng tăng hoặc giảm loại tài sản cố định hữu hình thứ của năm N so với năm N-1 (ước tính) (đồng); 

VLi:

Định mức chi phí vật liệu cho loại tài sản cố định hữu hình thứ do cơ quan có thẩm quyền quy định (%);

i:

Loại tài sản cố định hữu hình;

d) Chi phí vật liệu năm được tính toán quy định tại điểm a Khoản này là một khoản được khoán chi trong năm và không được điều chỉnh;

đ) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia có trách nhiệm xây dựng quy định định mức chi phí vật liệu cho từng loại tài sản báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét, trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định để trình Bộ Công thương ban hành.

3. Phương pháp xác định chi phí tiền lương và các khoản có tính chất lương

Tổng chi phí tiền lương và các khoản có tính chất lương () năm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia được xác định theo công thức sau:

=+

Trong đó:

: Chi phí tiền lương và thưởng vận hành an toàn của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia được xác định theo quy định tại Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế và Thông tư số 19/2007/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ;

: Chi phí có tính chất lương của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo các quy định hiện hành.

4. Phương pháp xác định tổng chi phí sửa chữa lớn

Tổng chi phí sửa chữa lớn () năm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia năm (không bao gồm phần vốn để nâng cấp tài sản cố định hữu hình được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định) được xác định theo tổng dự toán chi phí sửa chữa lớn cho các hạng mục đến hạn sửa chữa lớn trong năm N.

5. Phương pháp xác định tổng chi phí dịch vụ mua ngoài

a) Tổng chi phí dịch vụ mua ngoàicủa năm N là chi phí trả cho các hàng hóa và dịch vụ do các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị cung cấp theo yêu cầu, bao gồm: tiền điện, nước, điện thoại, sách báo; các khoản chi mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật; chi phí bảo dưỡng các phần mềm tính toán; chi phí thuê tư vấn kiểm toán; chi phí thuê văn phòng, trụ sở làm việc; chi phí thuê tài sản; chi phí bảo hiểm tài sản; chi phí thuê sử dụng hệ thống viễn thông phục vụ điều hành hệ thống điện; chi phí thuê tần số và chi phí cho các dịch vụ khác có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ để phục vụ cho công tác vận hành hệ thống điện và thị trường điện năm N;

b) Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài () năm được xác định theo nhu cầu các dịch vụ mua ngoài dự kiến năm trên cơ sở chi phí thực tế thực hiện của năm N-2 đã được kiểm toán và chi phí ước thực hiện của năm N-1.

6. Phương pháp xác định tổng chi phí bằng tiền khác

a) Tổng chi phí bằng tiền khác () năm là các chi phí gồm: công tác phí; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí tuyển dụng; chi phí các loại thuế; tiền thuê đất; chi phí bổ sung để duy trì vốn lưu động, chi phí trả lãi vay ngắn hạn để thực hiện các hoạt động vận hành hệ thống điện và thị trường điện, chênh lệch tỷ giá thực hiện cho các khoản vay dài hạn đến hạn phải trả và các khoản chi phí bằng tiền khác cho năm N;

b) Tổng chi phí bằng tiền khác () năm được xác định theo nhu cầu các chi phí bằng tiền khác dự kiến năm N trên cơ sở chi phí thực tế thực hiện của năm N-2 đã được kiểm toán và chi phí ước thực hiện của năm N-1.

Trên đây là nội dung quy định về phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện và thị trường điện hàng năm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 13/2010/TT-BCT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
1,000 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào