Hành vi vi phạm về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo tính chất hàng hóa là gì?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 19/2014/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thì hành vi vi phạm hành chính về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo tính chất hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
- Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng hóa mà nhãn hàng hóa không ghi một trong các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa và nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn tùy theo tính chất hàng hóa theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.
Trường hợp hàng hóa là hàng đóng gói sẵn nhóm 2 có vi phạm về lượng của hàng đóng gói sẵn ghi trên nhãn thì áp dụng quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định 80/2013/NĐ-CP để xử phạt.
- Hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng hóa có nhãn hàng hóa giả mạo nội dung quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Trường hợp phát hiện nhãn hàng hóa giả mạo nội dung quy định tại Điều 11 Nghị định 89/2006/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xử phạt;
+ Trường hợp phát hiện nhãn hàng hóa giả mạo nội dung quy định tại Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP để xử phạt.
- Đối với hành vi gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 26 thì áp dụng mức phạt gấp đôi tùy theo giá trị hàng hóa vi phạm:
+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước thì áp dụng mức phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP để xử phạt;
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu thì áp dụng mức phạt quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP để xử phạt;
+ Đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa hạn sử dụng của hàng hóa thì áp dụng mức phạt quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP để xử phạt.
Trên đây là nội dung tư vấn về hành vi vi phạm hành chính về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo tính chất hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2014/TT-BKHCN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?