Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam

Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được quy định như thế nào? Chào các anh/chị, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Ban biên tập giải đáp. Em hiện đang làm dịch vụ mặt đất tại Sân Bay Nội Bài. Công việc của em liên quan tới khá nhiều các văn bản hành chính nên em cũng có tìm hiểu nhiều, đặc biệt là về lĩnh vực hàng không. Gần đây em có gặp một số quy định về nhà chức trách hàng không, em không hiểu rõ lắm. Em muốn hỏi: Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được quy định như thế nào? Em xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời! Trường An (truong.an***@gmail.com)

Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được quy định tại Điều 22 Thông tư 28/2010/TT-BGTVT quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay bố trí lực lượng kiểm soát an ninh hàng không canh gác, giám sát, bảo vệ tàu bay chuyên cơ từ khi tàu bay được đưa vào vị trí đỗ chuẩn bị khai thác cho đến khi kết thúc công tác phục vụ chuyên cơ. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Thông tư 53/2015/TT-BGTVT)

2. Trong trường hợp tàu bay chuyên cơ đỗ qua đêm, hãng hàng không phải niêm phong cửa tàu bay và bàn giao cho lực lượng kiểm soát an ninh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; khu vực tàu bay đỗ phải đủ cường độ ánh sáng và được bố trí người canh gác hoặc giám sát bằng camera nhằm phát hiện, ngăn chặn người, phương tiện tiếp cận tàu bay trái phép. Cầu thang, ống lồng, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di dời khỏi tàu bay. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Thông tư 53/2015/TT-BGTVT)

3. Công tác kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với tàu bay, người, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ, bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay được thực hiện theo quy định của Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18a của Thông tư này. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Thông tư 53/2015/TT-BGTVT)

4. Công tác kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay chuyên cơ:

a) Đồ vật phục vụ trên tàu bay trước khi đưa lên tàu bay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X hoặc kiểm tra trực quan và chịu sự giám sát an ninh liên tục cho tới khi đưa lên tàu bay.

b) Đồ vật phục vụ trên tàu bay khi đưa lên, đưa xuống tàu bay phải được kiểm tra an ninh, đối chiếu về số lượng, chủng loại.

c) Đồ vật phục vụ trên tàu bay thực hiện chuyến bay thông thường trong nội địa Việt Nam đã được kiểm tra an ninh được phép để lại trên tàu bay để thực hiện chuyến bay chuyên cơ mà không phải đưa xuống để thực hiện lại việc kiểm tra an ninh.

Trên đây là nội dung quy định về việc bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 28/2010/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
183 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào