Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động thi đua, khen thưởng trong Quân đội
Ngày 09/11/2014, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 160/2014/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn về phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây viết gọn là Quân đội).
Theo đó, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động thi đua, khen thưởng trong Quân đội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 8 Thông tư 160/2014/TT-BQP. Cụ thể như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức phát động hưởng ứng các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động; tổ chức phát động, chỉ đạo, triển khai các phong trào thi đua trong toàn quân; xét, quyết định khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua Quyết thắng.
2. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị giúp Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng trong Quân đội.
3. Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy cơ quan, đơn vị; cán bộ đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị (nơi không có chính ủy, chính trị viên) chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp quản lý công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng; phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng; cơ quan chính trị giúp cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến và kiểm tra, đôn đốc thực hiện trong phạm vi quản lý của cấp mình.
4. Cơ quan hoặc cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng các cấp có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chỉ huy về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; chủ động hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; tham mưu việc sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
5. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Tổ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm tham mưu, tư vấn, đề xuất, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong đơn vị; xét chọn các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc để tham mưu, tư vấn cho cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy xem xét, quyết định khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
6. Hội đồng quân nhân có trách nhiệm động viên mọi quân nhân, công nhân viên quốc phòng tích cực, tự giác tham gia phong trào thi đua; phát hiện, bình xét các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước, các hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua.
7. Các ngành chuyên môn nghiệp vụ, các tổ chức quần chúng phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, tham gia với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng, đoàn viên, hội viên tham gia phong trào thi đua. Khi triển khai tổ chức phong trào thi đua và xét khen thưởng theo sự chỉ đạo của cơ quan Trung ương phải trao đổi, thống nhất với Cục Tuyên huấn trước khi báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
8. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên, kịp thời tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; phát hiện, cổ vũ, phổ biến, nêu gương, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua; tham gia đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động thi đua, khen thưởng trong Quân đội. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 160/2014/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?