Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ việc dân sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý.
2. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường hợp:
a) Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
b) Là người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
c) Đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của người đó hoặc của bị can, bị cáo;
d) Đã tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch;
đ) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý.
3. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường hợp:
a) Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
b) Thuộc trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.
4. Trong lĩnh vực tố tụng hành chính, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường hợp:
a) Thuộc các trường hợp quy định tại điểm d và đ khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện;
c) Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện;
d) Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện;
đ) Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện;
e) Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi kiện.
5. Trong quá trình tham gia tố tụng, nếu phát hiện người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây phiền hà, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình theo pháp luật thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật tố tụng, đồng thời báo cáo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?