Chế độ sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải

Chế độ sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Bảo Bình. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, chế độ sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Nguyễn Bảo Bình (baobinh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 36/2017/TT-BGTVT quy định về huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực trong lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2017 thì chế độ sát hạch nghiệp vụ kiểm định kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải được quy định cụ thể như sau:

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thực hiện sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên theo các nội dung nêu tại Điều 9 của Thông tư 36/2017/TT-BGTVT để cấp chứng chỉ kiểm định viên.

- Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng và quy định cụ thể quy chế làm việc của Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên.

- Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên tổ chức thực hiện và chỉ định kiểm định viên thực hiện đánh giá nghiệp vụ kiểm định.

- Kiểm định viên thực hiện đánh giá lập biên bản đánh giá thực tế năng lực kiểm định cho người tham gia huấn luyện thực hành nghiệp vụ kiểm định theo quy định tại Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 36/2017/TT-BGTVT.

- Chứng chỉ kiểm định được cấp cho người tham gia huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định khi đáp ứng đủ các tiêu chí đạt quy định tại Mẫu biên bản đánh giá thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ kiểm định.

- Đăng kiểm viên tàu biển, phương tiện thủy nội địa, xe cơ giới và phương tiện giao thông đường sắt có ít nhất hai (02) năm thực hiện kiểm định thiết bị nâng, thiết bị áp lực được cấp chứng chỉ kiểm định viên sau khi được huấn luyện, bồi dưỡng lý thuyết nghiệp vụ kiểm định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 36/2017/TT-BGTVT.

Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ sát hạch nghiệp vụ kiểm định kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 36/2017/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
257 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào