Kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án

Kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hoàng Linh, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Cho tôi hỏi: Kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.             

Theo quy định tại Điều 14 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (ban hành kèm Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016) thì nội dung này được quy định như sau:  

1. Khi kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các nội dung cơ bản sau đây:

- Thẩm quyền, căn cứ, đối tượng, thời hạn, thủ tục áp dụng đối với từng biện pháp cưỡng chế; việc lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần huy động lực lượng;

- Việc dự toán, tạm ứng, thanh toán, miễn giảm chi phí cưỡng chế thi hành án (theo Điều 73 Luật THADS 2014; các Điều 43, 44 và 45 Nghị định 62/2015/NĐ-CP);

- Việc bảo quản tài sản thi hành án; việc xác định, phân chia, xử lý tài sản chung, tài sản có tranh chấp để thi hành án;

- Việc tổ chức thẩm định giá, bán tài sản (theo quy định tại các Điều 98, 99, 101, 102, 103 và 104 Luật THADS 2014; các Điều 25, 26, 27, 30 và 31 Nghị định 62/2015/NĐ-CP; Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản);

- Việc thu, quản lý tiền thi hành án; trả tài sản và thu phí thi hành án; mức phí, thủ tục thu, nộp, miễn, giảm phí thi hành án; những trường hợp không phải chịu phí thi hành án theo quy định tại Điều 60 Luật THADS 2014; các Điều 46, 47 và 48 Nghị định 62/2015/NĐ-CP); việc thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án (theo quy định tại Điều 47 Luật THADS 2014, Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

2. Hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án có thể thông qua biện pháp cử Kiểm sát viên trực tiếp tham gia và kiểm sát việc cưỡng chế hoặc kiểm sát hồ sơ, tài liệu việc thi hành án có cưỡng chế.

Khi tham gia và trực tiếp kiểm sát việc cưỡng chế, Kiểm sát viên nghiên cứu trước các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc cưỡng chế, nếu phát hiện có vi phạm trong việc tổ chức cưỡng chế thể hiện trong tài liệu thi hành án thì báo cáo Lãnh đạo viện để yêu cầu hoặc kiến nghị, kháng nghị khắc phục; nếu phát hiện vi phạm tại nơi tổ chức cưỡng chế thì có quan điểm yêu cầu Cơ quan thi hành án khắc phục, sau đó báo cáo Lãnh đạo viện.

Khi cần thiết kiểm sát hoạt động thẩm định giá hoặc bán đấu giá tài sản, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá hoặc Cơ quan THADS cung cấp hồ sơ việc thi hành án hoặc hồ sơ thẩm định giá, hồ sơ bán đấu giá để kiểm sát.

3. Khi kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây:

a) Các biện pháp cưỡng chế thi hành án với tài sản là tiền: Khấu trừ tiền trong tài khoản (theo các Điều 76, 77 Luật THADS 2014; Điều 21 Nghị định 62/2015/NĐ- CP); trừ vào thu nhập của người phải thi hành án (theo Điều 78 Luật THADS 2014); thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án (theo Điều 79 Luật THADS 2014; Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ- CP); thu tiền của người phải thi hành án đang giữ hoặc do người thứ ba giữ (theo các Điều 80 và 81 Luật THADS 2014; Điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ- CP); kê biên phần vốn góp (bằng tiền) theo Điều 92 Luật THADS 2014;

b) Các biện pháp cưỡng chế thi hành án với tài sản là giấy tờ có giá: Thu giữ, bán giấy tờ có giá (theo các Điều 82, 83 Luật THADS 2014); Điều 18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP;

c) Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ: Kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ; định giá, bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ (theo các Điều 84, 85 và 86 Luật THADS 2014; các Điều 30, 31 Nghị định 62/2015/NĐ- CP);

d) Biện pháp cưỡng chế đối với tài sản là vật:

- Thủ tục kê biên tài sản nói chung (chú ý những tài sản không được kê biên, thủ tục kê biên với các loại tài sản khác nhau theo các Điều 87, 88 Luật THADS 2014; Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP);

- Việc kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm (theo Điều 89 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp (theo Điều 90 Luật THADS 2014; Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP);

- Việc kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ (theo Điều 91 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên tài sản thuộc sở hữu chung (Điều 74 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên tài sản là vốn góp (bằng vật) (Điều 92 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên tài sản là đồ vật bị khóa, đóng gói (Điều 93 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên tài sản gắn liền với đất (Điều 94 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên nhà ở (Điều 95 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên phương tiện giao thông, kê biên hoa lợi (các Điều 96, 97 Luật THADS 2014);

Khi kiểm sát việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là vật, cần kiểm sát các nội dung sau đây: Kiểm sát việc kê biên tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm (theo Điều 89 Luật THADS 2014); kiểm sát việc thẩm định giá, định giá và định giá lại tài sản kê biên (theo Điều 98 và Điều 99 Luật THADS 2014); kiểm sát việc giao tài sản, bán tài sản đã kê biên để thi hành án (trong đó có việc bán đấu giá tài sản kê biên); việc bảo đảm quyền của người mua tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án; việc hủy kết quả bán đấu giá, việc xử lý tài sản không có người tham gia đấu giá hoặc bán đấu giá không thành; việc giải tỏa kê biên; việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản; thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án (theo quy định tại các Điều 100, 101, 102, 103, 104, 105 và 106 Luật THADS 2014; các Điều 27, 28 và 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP);

đ) Việc kê biên đối với tài sản là quyền sử dụng đất, trong đó chú ý kiểm sát những trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên, thủ tục kê biên, việc tạm giao quản lý, sử dụng, khai thác diện tích đất đã kê biên; việc xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên (theo quy định tại các Điều 89, 110, 111, 112 và 113 Luật THADS 2014);

e) Biện pháp cưỡng chế khai thác đối với tài sản (theo quy định tại các Điều 107, 108 và 109 Luật THADS 2014);

g) Việc cưỡng chế trả vật, giấy tờ; chuyển quyền sử dụng đất; trả nhà, giao nhà (theo quy định tại các Điều 114, 115, 116 và 117 Luật THADS 2014);

h) Việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định (theo quy định tại các Điều 118, 119, 120 và 121 Luật THADS 2014).    

Trên đây là nội dung tư vấn về kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016.

Trân trọng!                                  

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

256 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào