Cơ chế khai mạc phiên điều trần của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
Theo quy định tại Điều 115 Nghị định 116/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Cạnh tranh thì cơ chế khai mạc phiên điều trần của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được quy định cụ thể như sau:
- Chủ tọa phiên điều trần khai mạc phiên điều trần và đọc quyết định mở phiên điều trần.
- Thư ký phiên điều trần báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên điều trần theo giấy triệu tập, giấy báo của phiên điều trần và lý do vắng mặt.
- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tọa phiên điều trần kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên điều trần theo giấy triệu tập của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Chủ tọa phiên điều trần phổ biến quyền, nghĩa vụ của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người tham gia tố tụng khác.
- Chủ tọa phiên điều trần giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
- Chủ tọa phiên điều trần hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.
Trên đây là nội dung tư vấn về cơ chế khai mạc phiên điều trần của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 116/2005/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 30 4 1 5 của nhà nước cập nhật mới nhất?
- Tổng hợp các bài văn nghị luận văn học lớp 9 thi vào 10 năm 2025 2026?
- Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức 2025 có đáp án?
- Tổng hợp lời nhận xét học sinh lớp 10 môn Văn cuối kì 2 năm học 2024 2025?
- Soạn văn bài Bản tin về hoa anh đào ngắn nhất 2025 lớp 7 (Kết nối tri thức)?