Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Minh Vy, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Cho tôi hỏi: Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.           

Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt có các điểm dừng đón, trả khách và phương tiện chạy theo biểu đồ vận hành.

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 9 Quyết định 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương tiện, kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.      

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm sau:

a) Chủ trì tổng hợp, kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng trên toàn quốc, đồng thời phối hợp, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng tiêu chí để xác định loại phương tiện tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng sạch làm cơ sở để miễn lệ phí trước bạ; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt;

c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương ban hành danh mục phụ tùng, linh kiện để sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong nước đã sản xuất được làm cơ sở để xác định các phụ tùng, linh kiện, máy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được để miễn thuế nhập khẩu;

d) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong công tác thông tin, truyền thông để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

đ) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát cân đối ngân sách hàng năm để phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

e) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 13/2015/QĐ-TTg.

Trân trọng!                                

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp đường dây nóng của chi nhánh Ngân hàng nhà nước trên 63 tỉnh thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Đổi tiền lẻ hợp pháp ở đâu? Cách đổi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn phân biệt các nhóm nợ tín dụng của ngân hàng Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí, chức năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống khủng bố
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống rửa tiền
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
269 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào