Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khi triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
Theo quy định tại Điều 11 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành (Ban hành kèm Quyết định 09/2015/QĐ-TTg) thì nội dung này được quy định như sau:
1. Công bố thủ tục hành chính về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ; giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức và công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
2. Chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan quy định, hướng dẫn các địa phương thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế này để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
3. Chỉ đạo các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong triển khai Quy chế này.
4. Quy định việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đối với các đơn vị trực thuộc có nhiều giao dịch với cá nhân, tổ chức.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khi triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 09/2015/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, Trung tâm Y tế huyện sẽ có 20 khoa chuyên môn?
- Tăng lương hưu 2025 lên bao nhiêu phần trăm?
- Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?
- Hướng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất năm 2024?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2024?