Định mức lao động công nghệ ngoài trời trong công tác điều tra khoáng sản biển và đánh giá tiềm năng khí hydrate

Định mức lao động công nghệ ngoài trời trong công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang làm việc tại công ty khai thác khoáng sản gần vùng biển Vũng Tàu. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi việc định mức lao động công nghệ ngoài trời trong công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập! Anh Nam (nam***@gmail.com)

Định mức lao động công nghệ ngoài trời trong công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được quy định tại Mục 1 Chương I Phần II Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BTNMT như sau:

1.1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị phương tiện, tài liệu, dụng cụ, máy móc để tiến hành công việc trên tàu. Liên hệ địa phương, biên phòng, thuê dẫn đường, bảo vệ an ninh;

- Lắp đặt các dụng cụ, máy móc phục vụ lấy mẫu địa chất và vận hành thử các thiết bị phục vụ khảo sát lấy mẫu:

+ Công tác trắc địa: lắp đặt cần đo sâu, ăng ten thu tín hiệu, liên kết đồng bộ các thiết bị với máy tính.

+ Công tác lấy mẫu trầm tích: lắp đặt tời cẩu, ống phóng trọng lực, ống phóng cỡ lớn... vận hành thử các thiết bị.

+ Công tác lấy mẫu nước: lắp đặt thiết bị lấy mẫu nước, kiểm tra chế độ lấy mẫu, vận hành thử thiết bị.

- Di chuyển từ nơi ở đến nơi neo đậu của tàu. Di chuyển đến trạm khảo sát đầu tiên;

- Khi tàu cách trạm khảo sát 300-400m thì giảm tốc độ hoặc tắt máy cho tàu trôi đến đúng vị trí khảo sát, chuẩn bị các thiết bị khảo sát lấy mẫu;

- Khi tàu dừng hẳn và ổn định vị trí bắt đầu khởi động tời (cẩu) thả dụng cụ, thiết bị lấy mẫu;

- Kéo thiết bị lấy mẫu lên, đưa vào vị trí an toàn, thuận lợi trên boong tàu để lấy và mô tả mẫu;

- Nghiên cứu, mô tả mẫu trầm tích tầng mặt theo trật tự nguyên dạng (mẫu box-core), mô tả mẫu ống phóng, ghi nhật ký theo yêu cầu chuyên môn của chuyên đề;

- Sắp xếp mẫu ống phóng vào khay, lấy và bảo quản mẫu box-core theo đúng trật tự nguyên dạng, ghi số hiệu mẫu; lấy mẫu nước tầng sát đáy phục vụ phân tích ngay trên tàu, hãm mẫu lưu bằng hóa chất và bảo quản trong tủ bảo ôn ở nhiệt độ 2- 4°C. Các mẫu lấy được nếu có dấu hiệu của hydrate khí phải nhanh chóng mô tả, chụp ảnh, lấy mẫu phân tích nhanh hoặc bảo quản bằng thiết bị chuyên dụng;

- Sau khi nghiên cứu, mô tả mẫu xong, tiến hành chia mẫu cho từng loại chuyên đề:

+ Mẫu trầm tích nguyên dạng lấy bằng thiết bị box-core (lấy tại tất cả các trạm): các chuyên đề lấy mẫu: trầm tích tầng mặt, địa chất, dị thường địa hóa các nguyên tố quặng chính trong trầm tích, dự báo triển vọng khoáng sản rắn đáy biển, dự báo triển vọng và tiềm năng hydrate khí, hiện trạng địa chất môi trường và tai biến địa chất;

+ Mẫu trầm tích lấy bằng ống phóng (lấy 50% số trạm): các chuyên đề lấy mẫu: trầm tích tầng mặt, địa chất, dị thường địa hóa các nguyên tố quặng chính trong trầm tích, dự báo triển vọng khoáng sản rắn đáy biển, dự báo triển vọng và tiềm năng hydrate khí, hiện trạng địa chất môi trường và tai biến địa chất;

+ Lấy mẫu nước các tầng sát đáy bằng thiết bị lấy mẫu chuyên dụng: các chuyên đề lấy mẫu: dị thường địa hóa khí, hiện trạng địa chất môi trường và tai biến địa chất;

- Cọ rửa, làm vệ sinh thiết bị lấy mẫu, sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ chuẩn bị lấy mẫu tại trạm tiếp theo;

- Di chuyển đến lấy mẫu tại trạm tiếp theo;

- Thực hiện công tác văn phòng tại chỗ...(liên kết tài liệu các chuyên đề, làm tài liệu thực tế, đúc rút kinh nghiệm, định hướng cho công tác tiếp theo);

- Kết thúc 1 chuyến khảo sát tàu di chuyển về cảng, đưa mẫu lên bờ, làm công tác văn phòng chuyến và chuẩn bị nước, nhiên liệu, thực phẩm cho đợt khảo sát tiếp theo;

- Hoàn chỉnh tài liệu, đóng gói mẫu, lập danh sách và yêu cầu gửi đi phân tích;

- Sơ bộ xác định các diện tích có triển vọng khoáng sản rắn đáy biển và tiềm năng hydrate khí, các khu vực có biểu hiện phức tạp về môi trường, địa chất để điều tra bổ sung;

- Vẽ bản đồ thực địa của các chuyên đề;

- Viết báo cáo kết quả thực địa, đánh máy tài liệu, ứng dụng tin học để xử lý số liệu thực địa, hoàn thiện các bản đồ tài liệu thực tế, bảo vệ trước hội đồng nghiệm thu tài liệu thực địa.

1.2. Phân loại khó khăn

- Phân loại khó khăn theo độ sâu thi công quy định tại Bảng 2.

- Mức độ phức tạp của đặc điểm địa chất và mức độ phân cắt địa hình đáy biển quy định tại Bảng 4.

- Hệ số điều chỉnh theo khoảng cách di chuyển đến trạm đầu tiên của tuyến khảo sát quy định tại bảng 7.

1.3. Định biên

Bảng 5

TT

Công việc

KSC6

KSC2

KS3

CN4 (N2)

Nhóm

1

Bản đồ địa mạo đáy biển

1

1

1

1

4

2

Bản đồ địa chất

1

2

3

4

10

3

Bản đồ dị thường địa hóa các nguyên tố quặng chính trong trầm tích

1

1

2

2

6

4

Bản đồ dị thường địa hóa khí

1

1

2

2

6

5

Bản đồ dự báo triển vọng khoáng sản rắn đáy biển

1

1

 

 

2

6

Bản đồ dự báo triển vọng và tiềm năng khí hydrate

1

1

1

1

4

7

Bản đồ trầm tích tầng mặt

1

 

1

1

3

8

Bản đồ hiện trạng địa chất môi trường và tai biến địa chất

1

1

 

1

3

1.4. Định mức: Công nhóm /100km2

Bảng 6

Điều kiện thi công

Độ sâu thi công (m)

300 - <1000

1000 - <1500

1500 - <2000

2000 - 2.500

Đơn giản

2,39

3,31

4,07

4,84

Trung bình

2,63

3,66

4,51

5,36

Phức tạp

2,97

4,15

5,12

6,10

Điều kiện thi công quy định tại Bảng 4.

Bảng 7

Hệ số điều chỉnh khoảng cách di chuyển từ bờ đến đầu tuyến

Khoảng cách di chuyển

Hệ số

Đến 100km

1,00

100-200

1,09

200-300

1,19

>300km

1,28

Ghi chú:

1. Định mức tại bảng 6 tính cho khoảng cách di chuyển từ bờ đến đầu tuyến khảo sát là 100km. Với các khoảng cách di chuyển khác thì định mức được tính bằng định mức tại bảng 6 nhân với hệ số tại bảng 7.

2. Mức thời gian, mức sử dụng dụng cụ, thiết bị của công tác ngoài trời cho điều tra bổ sung được tính bằng 0,95 mức điều tra diện tích theo mạng lưới thiết kế.

Trên đây là nội dung quy định về định mức lao động công nghệ ngoài trời trong công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2017/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
170 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào