Định mức kinh tế, kỹ thuật công tác điều tra khoáng sản biển và đánh giá tiềm năng khí hydrate

Định mức kinh tế, kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang làm việc tại công ty khai thác khoáng sản gần vùng biển Vũng Tàu. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi việc định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập! Thành Lộc (loc***@gmail.com)

Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được quy định tại Phần II Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BTNMT như sau:

MẠNG LƯỚI TRUNG BÌNH CHO CÔNG TÁC ĐIỀU TRA

Bảng 1

Công việc

Mật độ trạm trên 1 km2

Khoảng cách giữa các tuyến (km)

Khoảng cách giữa các trạm trên tuyến (km)

Điều tra địa chất khoáng sản biển sâu

0,015

15

5

PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN THEO ĐỘ SÂU THI CÔNG

Bảng 2

Loại khó khăn

Độ sâu nước biển

Loại 1

Từ 300m đến <1.000m

Loại 2

Từ 1.000m đến <1.500m

Loại 3

Từ 1.500m đến <2.000m

Loại 4

Từ 2.000m đến 2.500m

Bảng 3

PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN THEO KHOẢNG CÁCH ĐI LẠI

Mức độ đi lại

Khoảng cách di chuyển

Loại 1

Đến 100km

Loại 2

100-200

Loại 3

200-300

Loại 4

>300km

PHÂN LOẠI PHỨC TẠP CỦA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN

Bảng 4

Điều kiện thi công

Đặc điểm địa chất - địa hình đáy biển

Đơn giản

- Đáy biển được phủ chủ yếu bởi các thành tạo Đệ tứ, đá gốc trước Đệ Tứ lộ không đáng kể; thành phần thạch học của trầm tích khá đồng nhất, chủ yếu là cát, bùn, ít đứt gãy.

- Bề mặt địa hình đáy biển ổn định, thoải đều.

Trung bình

- Đáy biển được phủ chủ yếu bởi các thành tạo Đệ tứ, thành phần trầm tích gồm cát, bột, sét lẫn lộn; trầm tích carbonat phân bố trên diện tích khá rộng (trên 25% diện tích khảo sát), cấu trúc địa chất phức tạp vừa, dự kiến trong vùng có mặt 2 đến 3 hệ thống đứt gãy.

- Vùng biển có một số đột biến về bề mặt địa hình đáy biển, mức độ phân cắt vừa.

Phức tạp

- Đáy biển xuất hiện nhiều đá xâm nhập và phun trào, cấu trúc đáy biển bị chi phối bởi nhiều hệ thống đứt gãy.

- Vùng có nhiều đột biến về bề mặt địa hình, có sườn dốc.

Trên đây là nội dung quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2017/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào