Chính sách đối với người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
Chính sách đối với người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT-BLĐTB&XH hướng dẫn Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:
1. Cách tính ngày công thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
a. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Theo quy định tại Điều 68 và điểm a, khoản 1, Điều 61 Bộ Luật lao động, một ngày công bằng 08 giờ; thời gian thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự ngoài 08 giờ/trong ngày (trừ thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, tính vào ban đêm) được nhân với hệ số 1,5. Ngày công thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được tính như sau:
Nc =
Trong đó:
- Nc: Ngày công thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
- TGc: Thời gian 01 ngày công (08 giờ).
- TGs: Tổng số thời gian (giờ) của người đã thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
- 1,5: Hệ số thời gian thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự ngoài 08 giờ/trong ngày (trừ thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, tính vào ban đêm).
Ví dụ: Đồng chí A thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự từ 08 giờ đến 20 giờ trong ngày, ngày công của đồng chí A thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được tính như sau:
Nc = = 1,75 công
b. Người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Thực hiện theo quy định tại Mục 5 Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
c. Người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự vào các ngày lễ, thứ 7, chủ nhật thực hiện theo điểm b, khoản 1, Điều 61 Bộ Luật lao động.
- Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp huy động trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp gấp đôi so với ngày thường.
- Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước được trả lương ít nhất bằng 200% lương của ngày làm việc bình thường.
2. Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, cơ quan quản lý chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
3. Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.
Trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, nếu thời gian huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự từ 14 ngày trong tháng (tính theo ngày làm việc bình thường), cơ quan huy động trích chuyển cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý người lao động nguồn kinh phí để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của tháng đó; nếu thời gian huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự dưới 14 ngày trong tháng (tính theo ngày làm việc bình thường), cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động. Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
4. Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.
a. Trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự nếu bị ốm đau, tai nạn rủi ro được giải quyết chế độ trợ cấp như sau:
Được chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh, dưỡng thương (theo mức viện phí làm căn cứ thanh toán bảo hiểm y tế) và được trợ cấp tiền ăn, mức trợ cấp thấp nhất bằng 0,04 so với mức lương tối thiểu chung. Thời gian hưởng chi phí khám, chữa bệnh, dưỡng thương, trợ cấp tiền ăn tối đa không quá 30 ngày/năm.
b. Mức trợ cấp suy giảm khả năng lao động
Trong trường hợp bị tai nạn do thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, được trợ cấp một lần, mức trợ cấp như sau:
Sau khi điều trị ổn định vết thương do tai nạn, được cơ quan huy động giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động; nếu suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
c. Những người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự làm việc trong môi trường độc hại được hưởng chế độ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của liên Bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại.
d. Trường hợp người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự vi phạm kỷ luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc xử lý thực hiện theo quy định từ Điều 84 đến Điều 94 của Bộ Luật lao động.
5. Thủ tục giải quyết đối với người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn, chết chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
a. Bị ốm đau
- Do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị ốm đau thụ lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị ốm đau xem xét, giải quyết;
- Giấy xác nhận nghi ốm đối với lao động điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với người điều trị nội trú tại cơ sở y tế của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên.
b. Bị tai nạn
- Do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị tai nạn thụ lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tai nạn xem xét, giải quyết.
- Giấy xác nhận bị thương do tai nạn đối với lao động điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với người điều trị nội trú tại cơ sở y tế của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền.
c. Bị chết
- Đơn đề nghị của gia đình người tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự bị chết, chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện và người chỉ huy (cấp đội trưởng đội phòng thủ dân sự trở lên) người bị chết. Nếu người bị chết thuộc cơ quan, tổ chức, do cơ quan, tổ chức chứng nhận; xác nhận của người đứng đầu cấp trên cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị chết và của người chỉ huy (cấp đội trưởng đội phòng thủ dân sự trở lên) người bị chết;
- Giấy chứng tử.
6. Cơ quan thụ lý hồ sơ và giải quyết chế độ cho người bị ốm đau
a. Người được cấp có thẩm quyền huy động thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
Hồ sơ người bị ốm đau khi thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự do cơ quan huy động người bị ốm đau thụ lý xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
b. Người tự nguyện tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự
Người tự nguyện tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự đủ điều kiện hưởng các chế độ như đối tượng được cấp có thẩm quyền huy động, khi bị ốm đau, hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị ốm đau thụ lý, xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
7. Cơ quan thụ lý hồ sơ và giải quyết chế độ cho người bị tai nạn
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 8/3/2005 của liên Bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động.
Trên đây là nội dung câu trả lời về chính sách đối với người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT-BLĐTB&XH.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?