Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Khánh Hoàng, hiện tôi đang sinh sống tại Thái Bình. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực trợ giúp pháp lý, Ban biên tập cho tôi hỏi lĩnh vực trợ giúp pháp lý được đơn giản hóa thủ tục hành chính như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (hoang***@gmail.com)

Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý được quy định tại Mục IX Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2017 như sau:

1. Thủ tục Yêu cầu trợ giúp pháp lý

Bổ sung trường thông tin về số căn cước công dân, bỏ trường thông tin về ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc tại mẫu “Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý”.

2. Thủ tục Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

Mẫu hóa mẫu “Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý”. Mẫu đơn gồm hai phần: Thông tin cơ bản về công dân và thông tin chuyên ngành, trong đó, đối với thông tin cơ bản về công dân, mẫu đơn chỉ bao gồm 3 nội dung cơ bản về họ tên, số căn cước công dân, nơi ở hiện nay (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú), đối với 12 trường thông tin cá nhân còn lại, cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân cung cấp và tự khai thác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

3. Thủ tục Khiếu nại về từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, không thực hiện trợ giúp pháp lý, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

Mẫu hóa mẫu “Đơn khiếu nại về từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, không thực hiện trợ giúp pháp lý, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý”. Mẫu đơn gồm hai phần: Thông tin cơ bản về công dân và thông tin chuyên ngành, trong đó, đối với thông tin cơ bản về công dân, mẫu đơn chỉ bao gồm 3 nội dung cơ bản về họ tên, số căn cước công dân, nơi ở hiện nay (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú), đối với 12 trường thông tin cá nhân còn lại, cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân cung cấp và tự khai thác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

4. Thủ tục Công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

Bổ sung trường thông tin về số căn cước công dân, bỏ trường thông tin ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch tại mẫu “Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý”.

5. Thủ tục Cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

Mẫu hóa mẫu “Đơn đề nghị cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý”. Mẫu đơn gồm hai phần: Thông tin cơ bản về công dân và thông tin chuyên ngành, trong đó, đối với thông tin cơ bản về công dân, mẫu đơn chỉ bao gồm 3 nội dung cơ bản về họ tên, số căn cước công dân, nơi ở hiện nay (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú), đối với 12 trường thông tin cá nhân còn lại, cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân cung cấp và tự khai thác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2017.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
177 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào