Quy trình nhập dự toán do Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện và quy trình CKC

Quy trình nhập dự toán do KBNN chịu trách nhiệm thực hiện và quy trình CKC được quy định như thế nào?  Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Khánh Linh, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Cho tôi hỏi: Quy trình nhập dự toán do KBNN chịu trách nhiệm thực hiện và quy trình CKC được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.      

Theo quy định tại Điều 5 Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ban hành kèm Quyết định 4377/QĐ-KBNN năm 2017 thì nội dung này được quy định như sau: 

1. Quy trình nhập dự toán/CKC tại KBNN tỉnh, quận huyện có tổ chức phòng

Các bước trong quy trình xử lý dự toán/CKC:

- Chuyên viên KSC tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, chứng từ dự toán/CKC.

- Chuyên viên KSC lập, ký chứng từ, nhập dự toán/CKC vào hệ thống.

- Chuyên viên KSC trình hồ sơ, chứng từ giấy và bút toán trên hệ thống lên PT KSC.

- PT KSC kiểm tra, ký chứng từ giấy.

- Trình hồ sơ và chứng từ giấy lên Giám đốc đơn vị KBNN để ký duyệt.

- PT KSC phê duyệt bút toán trên hệ thống.

- Chuyên viên KSC lưu 01 liên cùng hồ sơ dự toán kinh phí và 01 liên cùng liệt kê chứng từ hàng ngày.

Lưu ý: Tùy vào tình hình thực tế, đơn vị KBNN có thể thực hiện theo quy trình nêu trên hoặc tiến hành phê duyệt hồ sơ, chứng từ giấy trước, nhập vào hệ thống sau.

1.1. Nhập dự toán tạm cấp đầu năm

1.1.1. Quy trình

Trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, KBNN tạm cấp kinh phí cho các ĐVSDNS theo quy định tại Điều 51 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

- Sau khi tiếp nhận Giấy đề nghị tạm cấp dự toán ngân sách (mẫu số C6-13/NS) do đơn vị sử dụng ngân sách lập, chuyên viên KSC lập Phiếu nhập dự toán ngân sách (mẫu số C6-01/NS); trình PT KSC, Giám đốc đơn vị KBNN duyệt.

- Sau khi được Giám đốc phê duyệt trên chứng từ giấy, chuyên viên KSC thực hiện nhập dự toán tạm cấp đầu năm cho các ĐVSDNS vào hệ thống TABMIS, đệ trình PT KSC phê duyệt trên TABMIS.

1.1.2. Phương pháp hạch toán kế toán

Thực hiện theo quy định tại điểm 1 Mục II Chương III Phụ lục III Công văn số 388/KBNN-KTNN.

1.1.3. Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:

Thực hiện việc lưu trữ chứng từ như sau:

- Chuyên viên KSC: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS kèm chứng từ nhập dự toán, kiểm tra, đối chiếu khớp đúng với Giấy đề nghị tạm cấp dự toán ngân sách, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, lưu trữ vào tập chứng từ ngày. Giấy đề nghị tạm cấp dự toán ngân sách (bản chính) lưu vào tập hồ sơ kiểm soát chi ban đầu.

- PT KSC: Kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS theo từng mã nhân viên (các chuyên viên được phân công nhập dự toán tạm cấp), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê, chuyển cho chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ để lưu trữ vào tập chứng từ ngày.

1.2. Nhập dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng NSTW

1.2.1. Phân bổ dự toán từ đơn vị dự toán cấp trung gian giao cho các ĐVSDNS (NSTW).

- Đối tượng: các đơn vị thụ hưởng NSTW do KBNN chịu trách nhiệm phân bổ cho các đơn vị theo Phụ lục số 03 tại Công văn số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền NSTW áo dụng cho TABMIS.

- Quy trình phân bổ và hạch toán kế toán dự toán (giao trong năm và ứng trước): thực hiện theo quy định tại tiết 2.2.2.2, tiết 2.2.3.1, tiết 2.2.3.2 Khoản 2 Mục I phần B Công văn số 8859/BTC-KBNN.

1.2.2. Nhập dự toán của các bộ/ngành khác.

- Đối tượng: Các bộ/ngành khác còn lại mà các đơn vị KBNN phải nhập dự toán được quy định tại Khoản 4 Mục I phần A Công văn số 8859/BTC-KBNN (Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).

- Quy trình phân bổ và hạch toán kế toán dự toán: Căn cứ vào Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền, chuyên viên KSC lập Phiếu nhập dự toán ngân sách (mẫu số C6-01/NS) thực hiện nhập trên KTKB-ANQP và giao diện TABMIS (Trường hợp không giao diện, nhập trực tiếp vào TABMIS).

Lưu ý: Trường hợp nhập trên chương trình KTKB-ANQP, nhập chi tiết mã ĐVSDNS. Trên TABMIS, sử dụng chung một mã ĐVSDNS đối với chi thường xuyên và chung một mã dự án đầu tư đối với chi đầu tư tương ứng cấp cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

1.3. Nhập dự toán ngân sách xã

1.3.1. Quy trình, phương pháp kế toán nhập dự toán cấp 0

1.3.1.1. Quy trình

Căn cứ vào dự toán chi ngân sách do Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) quyết định hàng năm, bao gồm dự toán chi trong cân đối và dự toán chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách của các loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh trong năm, thực hiện như sau:

(1) Chuyên viên KSC lập chứng từ nhập dự toán ngân sách vào TABMIS.

(2) Chuyên viên KSC in Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện gửi đi phê duyệt kèm hồ sơ.

(3) PT KSC kiểm tra hồ sơ, bút toán; nếu đúng thực hiện ký chứng từ giấy, trình hồ sơ và chứng từ giấy lên Giám đốc đơn vị KBNN để ký duyệt, sau khi Giám đốc KBNN ký duyệt, PT KSC phê duyệt bút toán trên hệ thống; nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại. (4) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:

Sau khi việc kết sổ hoàn thành, thực hiện việc lưu trữ chứng từ như sau:

- Chuyên viên KSC: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS kèm chứng từ nhập dự toán, kiểm tra, đối chiếu khớp đúng với Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, lưu trữ vào tập chứng từ ngày. Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính) lưu vào tập hồ sơ kiểm soát chi ban đầu.

- PT KSC (phê duyệt theo luồng của chuyên viên KSC) kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS theo từng mã nhân viên (các chuyên viên KSC được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, chuyển cho chuyên viên làm nhiệm vụ tổng hợp chứng từ (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Định kỳ năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1- 01 (Báo cáo tình hình phân bổ dự toán cấp 0 – NS xã) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo năm theo quy định.

1.3.1.2. Phương pháp kế toán:

1.3.1.2.1. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã nhiệm vụ chi tại tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0

Đối với tổ hợp tài khoản kế toán dùng để hạch toán dự toán cấp 0 (tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 0) chi tiết theo mã loại dự toán và theo mã nhiệm vụ chi NSNN như sau:

a) Chi đầu tư phát triển

(1) Chi đầu tư cho các dự án theo 13 lĩnh vực: Quốc phòng (được kết hợp nhiệm vụ chi 835), An ninh và trật tự an toàn xã hội (836), Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề (837), Sự nghiệp khoa học và công nghệ (838), Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình (841), Sự nghiệp văn hóa thông tin (842), Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn (843), Sự nghiệp thể dục thể thao (844), Sự nghiệp bảo vệ môi trường (845), Các hoạt động kinh tế (846), Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật (847), Bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật (848), các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (849).

(2) Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (được kết hợp nhiệm vụ chi 828).

(3) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật: được kết hợp nhiệm vụ chi 859.

b) Chi thường xuyên

Chi thường xuyên theo 13 lĩnh vực: Quốc phòng (được kết hợp nhiệm vụ chi 861), An ninh và trật tự an toàn xã hội (862), Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề (864), Sự nghiệp khoa học và công nghệ (867), Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình (865), Sự nghiệp văn hóa thông tin (868), Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn (869), Sự nghiệp thể dục thể thao (871), Sự nghiệp bảo vệ môi trường (874), Các hoạt động kinh tế (873), Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật (875), Bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật (872), Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (877).

c) Chi viện trợ: được kết hợp nhiệm vụ chi 931.

Lưu ý: Từ ngân sách năm 2018 không thực hiện hạch toán theo các mã nhiệm vụ chi nêu trên mà chuyển từ lĩnh vực sang mã Loại, Khoản theo Bảng chuyển đổi số 02/BCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống Mục lục NSNN.

1.3.1.2.2. Phương pháp hạch toán kế toán

- Nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư

Nợ TK 9216, 9219 - Dự toán chi ĐTXDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 0

Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

- Nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi thường xuyên

Nợ TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0

Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

1.3.2. Quy trình phân bổ và phương pháp kế toán phân bổ dự toán ngân sách xã từ cấp 0 tới cấp 4

1.3.2.1. Quy trình

Căn cứ quyết định phân bổ dự toán của Ủy ban Nhân dân xã, bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn (tăng thu, dự phòng, kết dư; và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm; dự toán điều chỉnh trong năm).

(1) Chuyên viên KSC lập Phiếu nhập dự toán ngân sách (mẫu số C6-01/NS), ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ hợp tài khoản cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 4; tại phân hệ BA- Màn hình Dossier chọn loại giao dịch “Phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 0 tới cấp 4 xã ” phân bổ dự toán chi tiết mã loại dự toán.

(2) Chuyên viên KSC in liệt kê chứng từ S2-06d/KB/TABMIS, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.

(3) PT KSC kiểm tra hồ sơ, bút toán, thực hiện ký chứng từ giấy, trình hồ sơ và chứng từ giấy lên Giám đốc đơn vị KBNN để ký duyệt, sau khi Giám đốc KBNN ký duyệt, PT KSC phê duyệt bút toán trên hệ thống.

(4) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:

Sau khi việc kết sổ hoàn thành thực hiện việc lưu trữ chứng từ, cụ thể:

- Chuyên viên KSC: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS kèm chứng từ phân bổ dự toán, kiểm tra, đối chiếu khớp đúng với Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, lưu trữ vào tập chứng từ ngày. Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính) lưu vào tập hồ sơ kiểm soát chi ban đầu.

- PT KSC : Kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS theo từng mã nhân viên (các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, chuyển cho chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ lưu trữ tập chứng từ ngày.

1.3.2.2. Phương pháp kế toán

- Phân bổ dự toán từ cấp 0 đến cấp 4 kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 9523, 9524

Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0

- Phân bổ dự toán từ cấp 0 đến cấp 4 kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 9527, 9528

Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0

- Đối với dự toán chi ĐTXDCB bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 9552, 9553

Có TK 9216 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0

- Đối với dự toán chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền:

Nợ TK 9562, 9563

Có TK 9219 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 0

1.4. Cam kết chi

Cam kết chi (bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư) do Phòng KSC thực hiện, Phòng KT không tham gia vào quy trình này.

Nguyên tắc và phương pháp hạch toán thực hiện theo quy định tại phần B Chương II Phụ lục IV ban hành kèm theo Công văn số 388/KBNN-KTNN của KBNN.

Đối với hồ sơ đề nghị cam kết chi do đơn vị gửi qua DVC, thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và KBNN.

2. Quy trình nhập dự toán/CKC tại KBNN quận, huyện không tổ chức phòng, phòng Giao dịch

Các bước trong quy trình xử lý dự toán/CKC:

- Chuyên viên KSC tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, chứng từ dự toán/CKC.

- Chuyên viên KSC lập chứng từ, nhập dự toán/CKC vào hệ thống.

- Chuyên viên KSC trình hồ sơ, chứng từ giấy và bút toán trên hệ thống lên Giám đốc đơn vị KBNN.

- Giám đốc đơn vị KBNN kiểm soát, ký trên chứng từ giấy và phê duyệt bút toán trên hệ thống.

- Chuyên viên KSC lưu 01 liên cùng hồ sơ dự toán kinh phí và 01 liên lưu cùng liệt kê chứng từ hàng ngày.

Lưu ý:

- Do không tổ chức phòng nên Giám đốc đơn vị KBNN ký trên chứng từ giấy và trên hệ thống (chức danh PT KSC trên chứng từ giấy để trống).

- Tùy vào tình hình thực tế, đơn vị KBNN có thể thực hiện theo quy trình nêu trên hoặc tiến hành phê duyệt hồ sơ, chứng từ giấy trước, nhập vào hệ thống sau.

2.1. Nhập dự toán tạm cấp đầu năm vào TABMIS

2.1.1. Quy trình

Trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, KBNN tạm cấp kinh phí cho các ĐVSDNS theo quy định tại Điều 51 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13.

Căn cứ Giấy đề nghị tạm cấp dự toán do đơn vị sử dụng ngân sách, chuyên viên KSC thực hiện như sau:

- Chuyên viên KSC lập Phiếu nhập dự toán ngân sách (mẫu số C6-01/NS).

- Chuyên viên KSC thực hiện nhập dự toán tạm cấp đầu năm cho các ĐVSDNS vào hệ thống TABMIS trình Giám đốc đơn vị KBNN.

- Giám đốc đơn vị KBNN phê duyệt (hồ sơ và chứng từ giấy và đồng thời phê duyệt trên hệ thống).

2.1.2. Phương pháp hạch toán kế toán

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, mục II Chương 3, Phụ lục III Công văn số 388/KBNN-KTNN.

2.1.3. Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo

Sau khi việc kết sổ hoàn thành, thực hiện việc lưu trữ chứng từ như sau:

- Chuyên viên KSC: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS kèm chứng từ nhập dự toán, kiểm tra, đối chiếu khớp đúng với Giấy đề nghị tạm cấp dự toán, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, lưu trữ vào tập chứng từ ngày. Giấy đề nghị tạm cấp dự toán ngân sách (bản chính) lưu vào tập hồ sơ kiểm soát chi ban đầu.

- PT KSC: Kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS theo từng mã nhân viên (các chuyên viên được phân công nhập dự toán tạm cấp), đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, chuyển cho chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ để lưu trữ vào tập chứng từ ngày.

2.2. Nhập dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng NSTW

- Đối tượng: Các bộ/ngành khác còn lại mà các đơn vị KBNN phải nhập dự toán được quy định tại Khoản 4, Mục I, phần A Công văn số 8859/BTC-KBNN (Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).

- Quy trình hạch toán kế toán dự toán: Căn cứ vào Quyết định của cấp có thẩm quyền, chuyên viên KSC lập Phiếu nhập dự toán ngân sách (Mẫu số C6-01/NS) thực hiện nhập trên KTKB-ANQP và giao diện TABMIS (Trường hợp không giao diện nhập trực tiếp vào TABMIS).

Lưu ý: Trường hợp nhập trên chương trình KTKB-ANQP nhập chi tiết mã ĐVSDNS. Nhập trên TABMIS sử dụng chung một mã ĐVSDNS đối với chi thường xuyên và chung một mã dự án đầu tư đối với chi đầu tư tương ứng cấp cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2.3. Nhập dự toán ngân sách xã

Thực hiện tương tự tiết 1.3 Khoản 1 Điều 5 Chương II Quy trình này nhưng không qua PT KSC.

2.4. Quy trình Cam kết chi

Thực hiện tương tự tiết 1.4 Khoản 1 Điều 5 Chương II Quy trình này.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy trình nhập dự toán do KBNN chịu trách nhiệm thực hiện và quy trình CKC. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 4377/QĐ-KBNN năm 2017.

Trân trọng!                         

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,006 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào