Thủ tục thẩm định thiết kế phương tiện giao thông đường sắt
Phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện) là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.
Thủ tục thẩm định thiết kế phương tiện giao thông đường sắt được quy định tại Điều 4 Thông tư 63/2015/TT-BGTVT Quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:
1. Việc thẩm định hồ sơ thiết kế được thực hiện đối với:
a) Phương tiện, tổng thành sản xuất, lắp ráp mới;
b) Phương tiện hoán cải.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế
a) Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 03 bộ hồ sơ thiết kế quy định tại Điều 3 của Thông tư này;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở thiết kế (đối với trường hợp thẩm định thiết kế lần đầu của cơ sở thiết kế).
3. Nội dung thẩm định thiết kế
Thực hiện việc xem xét, kiểm tra đối chiếu các nội dung của hồ sơ thiết kế phương tiện, tổng thành với các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
4. Trình tự thực hiện
a) Cơ sở thiết kế lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả;
c) Việc thẩm định thiết kế được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải kéo dài thời gian thẩm định do yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thiết kế thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở thiết kế;
d) Sau khi thẩm định, nếu không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở thiết kế và nêu rõ lý do; nếu đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Hồ sơ thiết kế sau khi được cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, sẽ được chuyển cho cơ sở thiết kế và lưu trữ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục thẩm định thiết kế phương tiện giao thông đường sắt theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 63/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?