Tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

Tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định của pháp luật liên quan việc quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh để phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Quốc Tuấn (tuan***@gmail.com)

Tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được quy định tại Điều 11 Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL về Quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành như sau:

1. Việc dập, sao chép, dịch đối với văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích (sau đây gọi chung là dập, dịch chữ viết) quy định như sau:

a) Phải dập toàn bộ chữ viết được khắc trên công trình xây dựng, hiện vật thuộc di tích bằng giấy dó chất lượng tốt; các bản dập phải được dán ghép theo đúng hình thức văn bản gốc;

Trường hợp không thực hiện được việc dập do chữ viết khắc trên hiện vật có kích thước quá lớn hoặc ở vị trí không dập được hoặc được viết trên các chất liệu đặc biệt (ví dụ: giấy, vải, lá cây) thì tiến hành sao chép theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Phải sao chép hoặc sao chụp đầy đủ, chính xác toàn bộ các văn bản cần sao chép;

Trường hợp chữ viết được thể hiện bằng các hình thức đặc biệt (ví dụ: chữ triện, chữ thảo) thì phải mô tả rõ.

2. Toàn bộ chữ viết đã dập và sao chép phải được phiên âm, dịch nghĩa ra tiếng Việt và có chú thích đầy đủ để làm rõ nội dung văn bản.

3. Việc tập hợp hồ sơ dập, dịch chữ viết quy định như sau:

a) Bản dập được gấp theo khổ giấy A4, đựng trong túi chống ẩm;

b) Bản sao chép, phiên âm, dịch nghĩa phải đóng thành quyển khổ giấy A4, có xác nhận của người sao chép, phiên âm, dịch nghĩa ở từng tài liệu, có dấu giáp lai và xác nhận của thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ khoa học di tích.

Trên đây là nội dung tư vấn về tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

180 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào