Tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên như thế nào?
Tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên được quy định tại Điều 22 Thông tư 224/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
1. Việc tăng, giảm vốn điều lệ của quỹ thành viên tuân thủ các quy định sau:
a) Điều lệ quỹ có quy định việc tăng, giảm vốn điều lệ;
b) Việc tăng, giảm vốn điều lệ quỹ đã được đại hội thành viên quỹ thông qua;
c) Sau khi điều chỉnh vốn, quỹ vẫn đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này;
d) Trường hợp tăng vốn, công ty quản lý quỹ phải đáp ứng điều kiện bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
2. Trong trường hợp giảm vốn, tài sản phân bổ cho các thành viên có thể là tiền hoặc các tài sản khác theo quyết định của đại hội thành viên quỹ. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký có trách nhiệm phân bổ tài sản một cách công bằng tương ứng với tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên. Việc chuyển tên, đăng ký sở hữu tài sản cho các thành viên, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật.
3. Quỹ thành viên tăng vốn bằng hình thức huy động thêm từ các thành viên hiện hữu, hoặc huy động vốn từ các thành viên mới. Vốn góp thêm có thể bằng tiền hoặc các loại chứng khoán đang niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán. Việc góp vốn bằng chứng khoán phải bảo đảm:
a) Thành viên góp vốn không bị hạn chế chuyển nhượng đối với số tài sản dự kiến đưa vào quỹ; không phải là tài sản bảo đảm đang được cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, bị phong tỏa hoặc trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định của pháp luật dân sự;
b) Tài sản đưa vào quỹ phải đáp ứng các quy định tại điều lệ quỹ, phù hợp với mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của quỹ; không phải là loại tài sản đang có trong danh mục đầu tư của quỹ nhưng sắp thanh lý, thoái vốn; không phải là các loại chứng khoán bị đình chỉ, tạm ngừng giao dịch, hủy bỏ niêm yết hoặc chứng khoán của các tổ chức phát hành đang trong tình trạng thanh lý, giải thể, phá sản;
c) Việc góp vốn bằng tài sản phải được sự chấp thuận của tất cả các thành viên của quỹ, và chỉ được coi là đã hoàn tất sau khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang quỹ. Việc chuyển quyền sở hữu thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán;
d) Việc định giá tài sản góp vốn phải phù hợp với quy định của điều lệ quỹ và các quy định pháp luật khác nếu có liên quan. Giá trị tài sản đưa vào quỹ được xác định trên cơ sở giá cuối ngày tại ngày hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
4. Trong thời hạn bảy (07) ngày sau khi hoàn tất việc tăng, giảm vốn của quỹ, công ty quản lý quỹ phải thông báo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc tăng, giảm vốn của quỹ như sau:
a) Thông báo việc tăng, giảm vốn quỹ thành viên;
b) Biên bản họp và nghị quyết của đại hội thành viên về việc tăng, giảm vốn và các tài liệu liên quan;
c) Điều lệ quỹ sửa đổi; hợp đồng lưu ký sửa đổi, bổ sung (nếu có);
d) Biên bản thỏa thuận góp vốn và danh sách các thành viên góp vốn, số vốn góp, tỷ lệ sở hữu vốn góp trước và sau khi tăng, giảm vốn điều lệ theo mẫu quy định tại phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về phần vốn đã góp thêm, danh mục tài sản góp vào quỹ. Trường hợp góp vốn bằng chứng khoán, bổ sung thêm xác nhận của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán về chuyển danh mục chứng khoán của các tổ chức góp vốn vào quỹ, bao gồm số tài khoản lưu ký chứng khoán của từng tổ chức, số lượng và loại (mã) chứng khoán, ngày chuyển quyền sở hữu và hạch toán danh mục vào tài khoản lưu ký của quỹ. Trường hợp giảm vốn: giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (trường hợp phân bổ tài sản là chứng khoán cho thành viên) về việc phân bổ tài sản cho từng thành viên, trong đó nêu rõ danh mục tài sản đã phân bổ cho thành viên.
5. Hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
6. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản xác nhận việc tăng vốn, giảm của quỹ thành viên. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Phần vốn tăng của quỹ thành viên chỉ được giải ngân sau khi có thông báo xác nhận việc tăng vốn của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 224/2012/TT-BTC.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?