Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong hoạt động thanh tra ngành
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ ngày 20/11/2017 thì trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định cụ thể như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phê duyệt chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm.
- Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
- Kiện toàn tổ chức, bố trí công chức có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức làm công tác thanh tra; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 110/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Valentine 14 2 là valentine gì? 14 tháng 2 ai nên tặng quà cho ai?
- Người lao động mất khả năng điều khiển hành vi dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động thì có bị xử lý kỷ luật lao động không?
- Tam Nguyên là rằm tháng mấy? Tam nguyên có phải là ngày lễ lớn theo quy định pháp luật không?
- Điều kiện để giáo viên được dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/2/2025?
- Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Nỗi đau của đại dương?