Thẩm quyền của lực lượng 141 được quy định chi tiết ở đâu?

Tối ngày 15/7/2014, em cùng bạn đi qua cầu Long Biên, tới đầu cầu bên phía điểm bus Long Biên thì thấy có một chốt 141 được lập tại đó. Em và bạn đi chung một xe, đội mũ bảo hiểm cài quai cẩn thận, bật xi nhan đầy đủ. Nhưng bất ngờ có một anh mặc đồng phục Cảnh sát cơ động (CSCĐ) ra chắn và yêu cầu dừng xe, đề nghị kiểm tra cốp xe. Sau khi kiểm tra cốp xe không có gì, anh ấy yêu cầu xuất trình giấy tờ xe (vì anh ấy nhét bộ đàm ở túi trước ngực, che mất tên và chức vụ cho nên em không nhìn được). Theo em được biết thì cảnh sát đề nghị kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông khi mà người đó mắc lỗi, ví dụ như đi sai làn, hoặc không bật xi nhan khi tới ngã rẽ, thì khi đó mới có thể yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe. Ở đây em đội mũ đầy đủ, không có vi phạm lỗi thông thường nào, việc anh gọi vào chốt và yêu cầu kiểm tra hình sự thì em không có ý kiến. Vậy em xin hỏi, việc làm của anh CSCĐ trên đúng hay sai? Văn bản luật nào quy định thẩm quyền của CSCĐ khi tham gia xử phạt người vi phạm luật giao thông?

Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:

Lực lượng 141 bao gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự đã được Công an thành phố Hà Nội lập ra vào cuối năm 2011 để đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lực lượng này có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông; kiểm tra các phương tiện giao thông khả nghi tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản nghi do phạm tội mà có.

Lực lượng này được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn, vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Các tổ công tác hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một khu vực, hỗ trợ nhau khi cần thiết; sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để phát hiện, kiểm tra, xử lý theo nguyên tắc: lực lượng hóa trang (mặc thường phục) tuần tra trên các tuyến phố nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc đối tượng nghi vấn có dấu hiệu phạm tội thì sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng công khai triển khai đội hình dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng tàng trữ vũ khí, dao kiếm, ma túy…hoặc có dấu hiệu phạm tội thì lực lượng làm nhiệm vụ sẽ khống chế, áp giải đối tượng và đưa phương tiện, tang vật về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự để phân loại, khai thác, xác minh, lập hồ sơ xử lý.

Chức năng và nhiệm vụ của lực lượng này được quy định rõ tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, với quy định trên thì khi thực hiện nhiệm vụ, thành viên của tổ công tác 141 hoàn toàn có quyền kiểm tra cốp xe của bạn. 

 

 
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
884 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào