Nhà chùa nhận trẻ em nuôi dưỡng
Việc các sư trụ trì, nhà chùa nhận trẻ em sống trong chùa hoặc các cơ sở tôn giáo làm con nuôi là không phù hợp, không đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho trẻ em.
Việc nuôi con nuôi như vậy không bảo đảm mục đích nuôi con nuôi theo Điều 2 của Luật Nuôi con nuôi 2010là nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường gia đình.
Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới và các văn kiện pháp lý liên quan đều thừa nhận và khẳng định mục tiêu của việc nuôi con nuôi là nhằm xác lập mối quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững giữa nguời nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt nhất trong môi trường gia đình. Quan điểm này của Luật Nuôi con nuôi 2010 cũng được kế thừa từ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Như vậy việc sư trụ trì nhà chùa nhận nuôi con nuôi là không đúng theo tinh thần pháp luật cũng như không đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường về thể chất cũng như vấn đề tâm sinh lý.
Trong trường hợp này Ủy ban nhân dân nên giải thích để nhà Chùa hiểu rằng quan hệ giữa nhà chùa và trẻ em là quan hệ giám hộ. Nhà Chùa không được phép đăng ký nhận con nuôi đối với trẻ em được nuôi dưỡng tại Chùa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?