Chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

Chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Xuân Lan một giáo viên đã về hưu, hiện đang sinh sống tại Bình Phước, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật,chân thành cảm ơn!

Chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều 13 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính cụ thể như sau:

1. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải phân loại từng tang vật, phương tiện để bố trí, sắp xếp theo đúng vị trí, thuận tiện cho công tác quản lý, bảo quản.

2. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ là những vật mà cơ quan có thẩm quyền tạm giữ không đủ điều kiện về phương tiện, kỹ thuật để di chuyển về nơi tạm giữ hoặc nơi tạm giữ không đủ các điều kiện cần thiết để bảo quản thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ có thể giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc giao cho cá nhân, tổ chức có tang vật, phương tiện bị tạm giữ quản lý, bảo quản, nếu xét thấy việc giao cho tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ quản lý, bảo quản không ảnh hưởng đến việc bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cá nhân, tổ chức được giao quản lý tang vật, phương tiện cần bố trí nơi tạm giữ đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này và phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản được giao, chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng do lỗi của mình gây ra thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Khi giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản, ghi rõ số lượng, chất lượng, khối lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng (nếu có). Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của hai bên và mỗi bên giữ một bản.

Trên đây là nội dung câu trả lời về chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
274 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào