Nhận cháu ruột trên 14 tuổi làm con nuôi
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 thì trường hợp của chị được xem xét, giải quyết.
Căn cứ theo Điều 31 của Luật này thì vợ chồng chị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Đơn xin nhận con nuôi;
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe;
+ Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
+Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.
Các giấy tờ nêu trên phải được Đại sứ quán Việt Nam tại Anh hợp pháp hóa lãnh sự, dịch tiếng Việt và chứng thực bản dịch tại Đại sứ quán Việt Nam tại Anh hoặc các Phòng Tư pháp quận, huyện của Việt Nam. Hồ sơ được lập thành 02 bộ.
Ngoài ra, gia đình cháu bé ở Việt Nam cũng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Giấy khai sinh
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp
+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh chị là dì ruột của cháu bé.
Sau khi hoàn tất các giấy tờ theo hướng dẫn trên (02 bộ hồ sơ của chị và chồng kèm 01 bộ hồ sơ của cháu bé), hai vợ chồng chị đến Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp (58-60 Trần Phú, Hà Nội) để trực tiếp nộp hồ sơ. Trường hợp vợ chồng chị có lý do chính đáng không thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi được, thì có thể ủy quyền cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam để nộp hộ. Giấy ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch tiếng Việt (thành 02 bản) như đối với các giấy tờ trong hồ sơ của vợ chồng chị.
Nguồn: moj.gov.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?